Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

NGÔ TỪ*
Tên húy: NGÔ TỪ*
Giới tính: Nam
Tình trạng: Đã mất
Tên thụy phong: Ban thụy Bàng Khê thượng sĩ, truy tặng Diên Ý Dụ Vương,
Chức vụ phẩm hàm: Bình Ngô khai quốc đệ nhất công thần Bàng Khê hầu, thăng thụ Thái bảo Chương Khánh công Tả kim ngô vệ thượng tướng quân, chỉ nội đại hành khiển Phụ quốc chính gia đại trí tự
Ngày giờ sinh: 1370
Ngày giờ mất: 1453
Hưởng thọ: 83
Mộ táng tại: xứ Lỗ Đó, đông giáp Lô Ma, tây giáp mộ tổ, nam giáp chợ Hối, bắc giáp ruộng dân
Bố: NGÔ KINH*
Mẹ: Đinh Thị Mại
 

Ngô Từ (1370 - 1453)
Diên ý Dụ vương,
Thái úy ,Thái bảo Chương Khánh Công,
Con trưởng Hưng quốc Công Ngô Kinh.
Phong: Bình Ngô Khai quốc Đệ nhất Công thần, Thái úy Bàng Khê Hầu, thăng thụ Thái bảo Chương Khánh Công, gia phong Bảo chính Công thần, Tả Kim ngô Vệ tướng quân, Chỉ nội Đại Hành khiển Thượng tướng quân, phụ quốc chính, gia Thượng Trí tự, ban thuỵ Bàng Khê Thượng sỹ, gia tặng Dụ vương. Triều Lê Thánh Tông gia tặng Diên ý Dụ vương. Qua các triều đại đều được phong Thượng đẳng Phúc thần.
Triều Gia Long nhà Nguyễn lựa chọn các công thần khai quốc triều Lê được 15 người, trong đó có Dụ Vương Ngô Từ, cho mỗi họ một người được miễn tất cả mọi sai dịch, lo việc phụng sự hương khói.
Ông sinh giờ dần ngày 2 tháng 5 năm Canh tuất 1370, mất ngày 8 tháng 3 (nhuận) năm Quý dậu 1453, mộ táng ở xứ Lỗ Đó, làng Thung Thượng, nay thuộc huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, gần mộ Tổ Ngô Rô.
Ông có hai bà:
Đinh Thị Ngọc Kế, sinh năm Giáp thìn 1364, Kiêm bảo Từ cung Đại Hòang Kiền, hiệu Diệu Thiện Phu nhân, tặng Chính quốc phi Quốc Phu nhân, người xã Đô Kha huyện An Lão, em Đinh Vĩnh Thái, con gái Đinh Thế Biểu và bà Trần Thị Ngọc Huy con Trần Tướng công người xã Yên Lão huyện Thư Trì, mộ táng sau miếu làng Yên Lão huyện Thư Trì, do Vua Thánh Tôn nhà Lê sai thầy chọn đất táng tại đó và lệnh cho dân địa phương phụ tử.
Đinh Thị Ngọc Son, phong Túc Huệ Chiêu cảm Hòang Kiền, hiệu Từ Nhan, Á Quận Phu nhân, con gái Tướng quân Đinh Vĩnh Thái, người xã Đô Kha huyện An Lão.Bà mất ngày 18 tháng 8. Sau này Vua Lê Thánh Tông sai thầy địa lý chọn huyệt tốt táng tại xứ Bạch Long Sa xã Kỳ La huyện Kỳ Hoa, đền thờ gọi là Điện Hòang kiền.
Ông sinh 11 con trai và 8 con gái:
Ngô Việt, Thái bảo Nghĩa Vương ,Chiêu Nghĩa Hầu,
Ngô Lộc, Mỹ Quận công,
Ngô Hồng, Điện Bàn Hầu,
Ngô Ký, Thái uý Nghĩa Quận công,
Ngô Khế, Thái úy Thanh Quốc công,
Ngô Lan, Thái bảo Hán Quốc Công,
Ngô Nạp, Huệ Quốc công,
Ngô Hộ, Đức Quận công,
Ngô Lương, Tả hiệu điểm,
Ngô Hữu, Tề Quận công,
Ngô Nhạn, Thái bảo Từ Quốc công,
Ngô Thị  Ngọc Liêu, Hoa dung Công chúa, lấy Lương Quận công Nguyễn Lương,
Ngô Thị Ngọc Phúc, Á Quận quân, lấy Trịnh Khả, Thái phó Đình Thượng Hầu Liệt
Quốc công,
Ngô Thị  Ngọc Đức, Á Quận quân, lấy Bùi Ban, Minh Quận công,
Ngô Thị Ngọc Thung, Cung phi, vợ Lê Thái Tông,
Ngô Thị Ngọc Dao, Tiệp dư, vợ Lê Thái Tông, mẹ Lê Thánh Tông,
phong Quang Thục Hòang Thái hậu,
Ngô Thị Ngọc Lũy, Á Quận quân, lấy Tuấn Vũ Hầu Lê Ngọc Kiệt,
Ngô Thị Ngọc Vỹ, Á Quận quân, lấy Bình Giang Hầu Lê Trung,
Ngô Thị Ngọc Hạ, Á Quận quân, lấy Lương Quốc công Lê Thụ.

NGÔ TỪ sinh ngày 2 tháng 5 năm Canh Tuất (1370) tại Khả Lam được Lê Khoáng tin yêu giao cho việc chăm nom săn sóc Lê Lợi (Ngô Từ hơn Lê Lợi 15 tuổi). Ngô Từ  làm gia nô cho Lê Lợi, cùng cha tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Công việc trông nom trang trại của Lê Khoáng, xây dựng và củng cố căn cứ địa Lam Sơn, chủ yếu là do Ngô Từ.
Năm Mậu Thân (1428) trong buổi thiết triều phong tước cho công thần, Lê Lợi dụ các tướng lĩnh: “Các khanh cùng trẫm ra trận được cung cấp đủ lương thực, đó là công của cha con Ngô Kinh, Ngô Từ. Cha con Ngô Kinh, Ngô Từ đã bảo vệ căn cứ địa, cung đốn lương thực, bổ sung binh sĩ. Xưa kia Hán Cao Tổ được thiên hạ đã quy công cho Tiêu Hà giữ đất Quang Trung, cung đốn lương thực đầy đủ là công bậc nhất. Nay cha con Ngô Từ cũng đáng được phong đệ nhất công thần.".
Ngày 8 tháng 3 năm Quí Dậu đời vua Nhân Tông thứ 11 (1453), Ngô Từ mất, được ban thụy Bàng Khê thượng sĩ. Mộ táng tại xứ Lỗ Đó, đông giáp Lô Ma, tây giáp mộ tổ, nam giáp chợ Hối, bắc giáp ruộng dân. Mộ nay còn, được con cháu xây dựng và tôn tạo 2 lần vào các năm 1993 và 2004. Về sau, Ngô Từ được cháu ngoại là Lê Thánh Tông truy tặng Diên Ý Dụ Vương, được thờ ở Phúc Quang từ đường.

 
Danh sách anh em
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Đức* Đã mất
2 Ngô Khiêm* Đã mất
3 Ngô Đam* Đã mất
4 Ngô Thị Ngọc San* Đã mất
Danh sách con cái
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Việt* (vt) Đã mất
2 NGÔ LỘC (NGÔ ĐÔN NGHĨA)* Đã mất
3 NGÔ HỒNG*: Đã mất
4 Ngô Ký* (tt) Đã mất
5 Ngô Thị Ngọc Liêu Đã mất
6 Ngô Thị Ngọc Thung* Đã mất
7 Ngô Thị Ngọc Dao* 1421 Đã mất
8 Ngô Thị Ngọc Phúc* Đã mất
9 Ngô Thị Ngọc Đức* Đã mất
10 Ngô Thị Ngọc Điệp* Đã mất
11 NGÔ KHẾ* 1426 Đã mất
12 NGÔ LAN* Đã mất
13 NGÔ NẠP* Đã mất
14 Ngô Hộ* Đã mất
15 Ngô Lương* Đã mất
16 Ngô Hựu* (Về Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang) Đã mất
17 NGÔ NHẠN* Đã mất
18 Ngô Thị Ngọc Vỹ* Đã mất
19 Ngô Thị Ngọc Hạ* Đã mất
Danh sách vợ
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Đinh Thị Ngọc Kế Đã mất
2 Đinh Thị Ngọc Luân (Son) Đã mất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây