Tết Hàn thực mồng 3 tháng 3

Thứ hai - 20/04/2015 09:58

Tết Hàn thực nghĩa là Tết ăn đồ nguội. Ngày này mọi người phải ăn đồ nguội được chuẩn bị từ ngày hôm trước, chứ hôm đó không được “đỏ lửa”, không được nấu nướng thứ gì.
Bánh Trôi, bánh Chay
Bánh Trôi, bánh Chay

 

Tết Hàn thực 3-3 Âm lịch hàng năm có xuất xứ từ Trung Hoa từ thời Xuân Thu, đã du nhập vào nước ta không rõ khi nào, nhưng có lẽ là từ rất xa xưa. Cho đến ngày nay, đại đa số dân Việt Nam ở miền Bắc có tổ chức tết này. Tuy nhiên, khi du nhập vào nước ta nó cũng đã những thay đổi cho phù hợp với phong tục tập quán của dân ta.

Tết Hàn thực nghĩa là Tết ăn đồ nguội. Ngày này mọi người phải ăn đồ nguội được chuẩn bị từ ngày hôm trước, chứ hôm đó không được “đỏ lửa”, không được nấu nướng thứ gì. Tuy nhiên hiện tại, phần đông dân chúng vẫn “đỏ lửa” cả ngày, thậm chí vật phẩm chính trong Tết Hàn Thực là bánh trôi, bánh chay cũng được làm ngay trong ngày này. Điều đó có thể có nguyên nhân là khi du nhập vào nước ta nó đã được Việt hóa như đã nói ở trên, nhưng cũng có thể là do chưa hiểu căn kẽ về sự tích Tết Hàn thực.

Sự tích của Tết Hàn thực bắt nguồn từ câu chuyện của nước Tấn vào thời Xuân Thu. Thời ấy cách ngày nay hơn 2.600 năm.

Giới Tử Thôi là một hiền thần nước Tấn thời Tấn Văn công  (từ năm 636 đến năm 628 trước Công nguyên). Tấn Văn công tên là Trùng Nhĩ, là con thứ xuất của Tấn Hiến công, nghĩa là con do bà phi sinh ra. Thời Hiến công trị vì thì nước  Tấn loạn, Trùng Nhĩ bị vua cha đày xa kinh thành và bị mưu sát mấy lần nhưng vẫn may mắn thoát nạn. Sau 19 năm bôn tẩu các nước, có lúc phải nhịn đói giữa đường,  Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình nấu cháo cho Trùng Nhĩ ăn cho đỡ đói, tận tụy hầu hạ suốt 19 năm trời cho đến khi Trung Nhĩ được Tần Mục công đem quân rước về nước năm 636 trước Công nguyên, lập lên làm vua tức Tấn Văn công. Khi lên ngôi, Tấn Văn công bắt quần thần kê khai công trạng để nhà vua xem xét khen thưởng. Giới Tử Thôi thấy bọn chúng tranh nhau công to công nhỏ trong bụng khinh bỉ mới không vào chầu mà ở nhà đi vá dàỳ thuê kiếm sống bên ngoài thành. Sau khi cho công thần kê khai công trạng và trọng thưởng xong vì không thấy Giới Tử Thôi nên Tấn Văn công cũng quên mất. Nhưng sau đó cho yết bảng đề “kẻ nào có công mà chưa được thưởng thì được phép khiếu nại”. Người hàng xóm Giới Tử Thôi là Giải Trương đọc được cáo thị, báo cho Thôi biết để đi lĩnh thưởng. Giới Tử Thôi không chịu, liền cõng mẹ vào núi Miên Thượng làm nhà trong hẻm núi để ở. Thấy vậy Giải Trương mới viết  một mảnh giấy treo nơi cổng thành báo việc Thôi không được thưởng. Tấn Văn công sai người đi tìm Thôi không được, hỏi Trương mới biết chỗ Thôi ở, đích thân Tấn Văn công đến đó tìm nhưng không biết chỗ nào, Ngụy Thù tức giận cho đốt núi để Giớí Tử Thôi phải ra. Thôi không chịu ra, mẹ con cùng bị chết cháy.

Tết Hàn thực không được đốt lửa nấu nướng mà chỉ được ăn đồ nguội là do Tấn Văn công đặt ra để tưởng nhớ Giới Tử Thôi, một con người đã quên mình làm tròn phận sự, nhưng không chấp nhận việc tính đếm công lao. Công bộc đời này có ai được như thế chăng?

 

 NV

 

 Từ khóa: hàn thực, mồng 3 thngs 3

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay15,527
  • Tháng hiện tại464,057
  • Tổng lượt truy cập40,301,219
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây