Phan Thị Thuấn Vợ thứ ba Ngô Cảnh Hoàn. Sau khi Ngô Cảnh hoàn cùng hai con tử trận trong trận chiến đấu chống quân Tây Sơn, cả nhà thương xót gào khóc, chỉ có Phan Thị Thuấn là vợ thứ 3 của Cảnh Hoàn vẫn nói cười tự nhiên, hàng ngày vẫn trang điểm như thường. Có người chê cười, Phan thị không biện bạch gì cả. Đến tuần Bách nhật (100 ngày), cho mời nhà sư đến đàn chay cho chồng tại bờ sông. Khi tan đàn, Phan thị ăn mặc lộng lẫy bước xuống thuyền rồi nói với mọi người: “Công việc của thiếp xong rồi, từ đây thiếp xin chết theo tướng quân. Hài cốt tướng quân không được mai táng, xin các ông hiểu thấu lòng thiếp, đừng mai táng cho thiếp làm gì”. Rồi sai chèo thuyền ra chỗ Cảnh Hoàn chết gieo mình xuống sông. Người đứng xem ở hai bên bờ sông đều hãi hùng kinh dị. Dân làng Thúy Ái lập đền thờ ông bà ngay tại bờ sông. Đền này nay vẫn còn ở dốc Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Con của Cảnh Hoàn đem hài cốt về táng ở cánh đồng làng. Khoảng năm Chiêu Thống, Cảnh Hoàn và Phan thị đều được phong là người tiết nghĩa. Dân làng Tập Phúc xã Trảo Nha, quê hương ông cũng lập đền thờ ông bà và con trai ông. Năm Tự Đức thứ 12 (1859) có sắc phong: “Lê triều tiết liệt phu nhân Phan thị chi từ” (Đền thờ Phan thị, người đàn bà tiết liệt thời Lê). Triều Nguyễn Thành Thái phong bảng vàng bốn chữ: “Trung liệt nhất gia”, nên về sau đền này được gọi là đền Trung Liệt. Bà được sắc phong Dực bảo trung hưng thượng đẳng tôn thần.
Phan Thị Thuấn
Vợ thứ ba Ngô Cảnh Hoàn.
Sau khi Ngô Cảnh hoàn cùng hai con tử trận trong trận chiến đấu chống quân Tây Sơn, cả nhà thương xót gào khóc, chỉ có Phan Thị Thuấn là vợ thứ 3 của Cảnh Hoàn vẫn nói cười tự nhiên, hàng ngày vẫn trang điểm như thường. Có người chê cười, Phan thị không biện bạch gì cả. Đến tuần Bách nhật (100 ngày), cho mời nhà sư đến đàn chay cho chồng tại bờ sông. Khi tan đàn, Phan thị ăn mặc lộng lẫy bước xuống thuyền rồi nói với mọi người: “Công việc của thiếp xong rồi, từ đây thiếp xin chết theo tướng quân. Hài cốt tướng quân không được mai táng, xin các ông hiểu thấu lòng thiếp, đừng mai táng cho thiếp làm gì”. Rồi sai chèo thuyền ra chỗ Cảnh Hoàn chết gieo mình xuống sông. Người đứng xem ở hai bên bờ sông đều hãi hùng kinh dị.
Dân làng Thúy Ái lập đền thờ ông bà ngay tại bờ sông. Đền này nay vẫn còn ở dốc Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Con của Cảnh Hoàn đem hài cốt về táng ở cánh đồng làng. Khoảng năm Chiêu Thống, Cảnh Hoàn và Phan thị đều được phong là người tiết nghĩa. Dân làng Tập Phúc xã Trảo Nha, quê hương ông cũng lập đền thờ ông bà và con trai ông. Năm Tự Đức thứ 12 (1859) có sắc phong: “Lê triều tiết liệt phu nhân Phan thị chi từ” (Đền thờ Phan thị, người đàn bà tiết liệt thời Lê). Triều Nguyễn Thành Thái phong bảng vàng bốn chữ: “Trung liệt nhất gia”, nên về sau đền này được gọi là đền Trung Liệt. Bà được sắc phong Dực bảo trung hưng thượng đẳng tôn thần.