Tên húy: | NGÔ VĂN BÍNH* (Đồng Phang II) |
Giới tính: | Nam |
Tình trạng: | Đã mất |
Tên thụy phong: | Ban thụy Trung Nghị thượng sĩ |
Chức vụ phẩm hàm: | Thái bảo Thụy Quận công |
Ngày giờ sinh: | 1473 |
Ngày giờ mất: | 1540 |
Hưởng thọ: | 67 |
Mộ táng tại: | cồn Phác Cá |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Chiểu * | Đã mất | |
2 | Ngô Thực | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Lê Thị Hậu | Đã mất |
Ngô Văn Bính
Thái bảo Thuỵ Quận công,
Con trai thứ tám Thanh Quốc công Ngô Khế, quê quán xã Đồng Phang huyện Yên Định (nay là xã Định Hoà huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá).Đại thần thời Lê Sơ, đề xướng công cuộc phù Lê diệt Mạc.Thời Lê sơ được phong Hiệp mưu thuần tín tá lý đồng đức Hoàng tôn Công thần, Lưu thủ Đông kinh, kiêm Đề lĩnh Tứ thành Thuỵ Quận công.
Lê Trang Tông lên ngôi (1533), phong Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân,Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Chưởng phủ sự Thái Bảo Thuỵ Quận công, tứ thuỵ Trung Nghị Thượng sỹ.
Ông mất ngày 27 tháng 7 năm 1540, hưởng thọ 68 tuổi, mộ táng trên cồn Phác Cá.
Bà Lê Thị Hậu hiệu Từ Ân Quận Phu nhân, mộ táng ở xứ Mả Xý, bà thứ họ Nguyễn, bà thứ ba người Lào. Sinh năm con trai: Diễn Đức Hầu Ngô Chiểu, Thanh Quận công Ngô Khê, An Đức Hầu Ngô Thái, Hòang giáp Ngô Bật Lạng, Vĩnh Trung Hầu Ngô Hoán, ngày nay thành nhiều dòng họ ở nhiều tỉnh.
Ngày đầu chuẩn bị công cuộc phò Lê diệt Mạc, trong buổi chuyện trò với Nguyễn Kim ông đã tỏ ra không tin lòng dạ Nguyễn Kim, đưa ra câu chuyện Mộng thiên đình ” Diệt Mạc này sinh Mạc khác thì sao?”.Con trai Ngô Bật Lạng phải chạy trốn ra đất Mạc vì bị hiềm nghi ngoại thích, sau thi đỗ Hội nguyên (Hòang giáp 1550) làm quan với nhà Mạc.
Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có chép: Ông là lưu thủ Đông Kinh, có công lớn khi dẹp cuộc khởi nghĩa của Thân Duy Nhạc và Ngô Tổng (Ngô Nhân Tùng), năm 1511 (tr.57-T3). Đến năm 1518 vua sai giết bọn Khải (chỉ nhóm quốc cữu Chữ Khải, Thọ Quận công Trịnh Hựu, Thụy Quận công Ngô Bính).
Điều mâu thuẫn trên cho thấy, Toàn thư chép không cụ thể và sai.
Ở Đồng Phang hiện còn các sắc phong của triều Lê trong đó có phong tặng: “Thời Trung hưng Ngô Khắc Cung-Nam Quận công, Ngô Bính-Thụy Quận công, Ngô Thế Bang - Dực Quốc công, xả thân đương việc lớn, khôi phục lại cơ nghiệp (nhà Lê) hợp ý trời…”. Ngay chức tước của Ngô Văn Bính như trên cũng cho thấy rõ phần nào là ông không bị giết năm 1518, mà có công “Khởi nghĩa khôi phục” nhà Lê chống lại Mạc Đăng Dung.
Về các con của Ngô Văn Bính, các phả cũ đều chép ông có hai con trai là Chiểu và Thực; còn 4 người: Khê, Thái, Láng, Hoán là con Ngô Chiểu. Riêng Phan Hữu Lập thì chép Khê, Thái, Lãng, Hoán là con Ngô Văn Bính. Khi sao chép và nhuận sắc phả Đồng Phang, Tiến sĩ Ngô Thế Vinh cũng theo Phan Hữu Lập. Theo đó, thì Ngô Văn Bính có 5 con trai là Chiểu, Khê, Thái, Lãng, Hoán mà không có Ngô Thực!
Nay chúng tôi theo phả Ngô Trần Thực và phả Ngọc Giả.