Tên húy: | Ngô Thời Đạo (Tưởng Đạo)* |
Giới tính: | Nam |
Tình trạng: | Đã mất |
Tên tự: | Văn Túc |
Tên hiệu: | Ôn Nghị |
Chức vụ phẩm hàm: | Đỗ đầu khoa hoành từ Hiến sát sứ Kinh Bắc |
Ngày giờ sinh: | 1732 |
Ngày giờ mất: | 1802 |
Hưởng thọ: | 70 |
Bố: | Ngô Thời Ức* |
Mẹ: | Bà Tiết Ý họ Tưởng |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Thời Sĩ* | 1726 | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Thời Du* | 1772 | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Bà Trinh Thuần họ Nguyễn | Đã mất |
NGÔ TƯỞNG ĐẠO: Là em cùng mẹ của Ngô Thời Sĩ, do thừa tự họ ngoại là họ Tưởng nên riêng ông mang tên đệm “Tưởng”; còn anh cả theo tên đệm của cha.
Ngô Tưởng Đạo đỗ giải nguyên khoa Hoành từ (1757), chỉ giữ những chức quan nhỏ trong thời Hiển Tông. Dưới thời Lê Chiêu Thống (1786-1788), làm đến Hiến sát sứ Kinh Bắc. Nguyễn Hữu Chỉnh nắm quyền hành, muốn thu phục nhân sĩ Bắc Hà, mới xin vua cho mở Ân khoa vờ ra vẻ thái bình. Ông được chọn làm khảo quan, liền dâng biểu từ chối, đại ý: lúc này đất nước còn nhiều việc đáng lo giải quyết (ngầm chỉ quân Tây Sơn có thể lại ra lần nữa) hơn là việc tuyển chọn nhân tài. Vả xưa nay nhân tài đâu có phải tất cả đều do khoa cử mà ra. Rồi mỉa mai: “Còn như thần đây lạm dự một chức còn sợ chưa nổi, dám đâu làm nhơ đến việc hệ trọng này, để thương tổn đến sự sáng suốt trong việc cất nhắc nhân tài của thánh triều.”
Khi Bắc Bình vương Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 (1788), Lê Chiêu Thống chạy sang Kinh Bắc, Ngô Tưởng Đạo sống lưu vong ở vùng Sơn Nam. Trần Văn Kỷ biết ông là người có uy tín, cho người tìm về và nài ép ra làm quan với nhà Tây Sơn. Từ chối mãi không được, Ngô Tưởng Đạo đã làm bài thơ dài ngàn chữ, nói lên 8 điều không thể ra với Tây Sơn. Ông cháu Ngô Thời Nhậm lấy cớ bàn về thơ văn cũng có thư thăm chú, nhưng không dám đả động đến vấn đề đó. Trần Văn Kỷ đọc thơ, biết không thể nài ép ông được nên đành thôi.
Khi Tôn Sỹ Nghị vào Thăng Long, Lê Chiêu Thống về Kinh thành mời ông ra giúp, Ngô Tưởng Đạo lấy cớ gìa yếu mà từ chối, ở nhà dạy học kiếm sống. Nhà nghèo, kinh tế khó khăn, bạn bè làm quan với Tây Sơn đều biếu quà cáp, nhưng ông không nhận của ai bất kể là vật gì. Năm 1802 ông chết, thọ 71 tuổi.