Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Ngô Thời Nhậm*
Tên húy: Ngô Thời Nhậm*
Giới tính: Nam
Tình trạng: Đã mất
Tên tự: Hy Doãn
Tên hiệu: Đạt Hiên
Tên chữ Hán: 呉時任
Chức vụ phẩm hàm: Binh bộ Thượng thư Tổng tài Quốc sử quán Phương Quận công Tiến sĩ 1775
Ngày giờ sinh: 1746
Bố: Ngô Thời Sĩ*
Mẹ: Bà Trinh Từ họ Nguyễn
 

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803)
Tiến sỹ,
Tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, thuộc họ Ngô Thời Tả Thanh Oai huyện Thanh trì thành phố Hà Nội.
Năm Ất Dậu 1765 đỗ đầu khoa thi Hương, năm Mậu Tý 1768 đỗ Hương tiến, năm Kỷ Sửu 1769 đỗ khoa Sỹ vọng, được bổ làm Hiến sát Phó sứ Hải Dương.
Năm 1771 Ngô Thì Sỹ cha ông bị cách chức, ông cũng xin về.
Năm Ất Mùi 1775 đỗ Tiến sỹ, làm Hộ khoa Đô Cấp sự trung, Giám sát Ngự sử đạo Sơn Nam, sau làm Đốc đồng Kinh Bắc, Thái Nguyên.
Năm Canh Tý 1780 về làm Đông các Hiệu thư. Sau khi xảy ra vụ án Trịnh Tông, hàng chục đại tướng bị chém đầu hoặc chịu “tam bán triều điên”, phụ thân là Sử gia Ngô Thì Sỹ chết đột ngột, Ngô Thì Nhiệm được thăng 3 cấp, đang từ Hàm Lục phẩm lên đến chức Thị lang hàng Tam phẩm vào phụng thị trong Phủ Chúa. Dư luận nghi ngờ, dèm pha, ông xin về cư tang.
Tháng 9-1782 Trịnh Sâm chết, quân Tam phủ nổi lên phế Trịnh Cán  lập Trịnh Tông làm Đoan Nam Vương, giết chết Huy Quận công Hoàng Tố Lý, bắt Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Ông về Sơn Nam ẩn náu tại quê vợ ở xã Bách Tính huyện Nam Chân.
Năm 1786 Nguyễn Huệ ra Bắc đưa Lê Chiêu Thống lên ngôi, Đoan Nam Vương đã chết, qua em là Ngô Thì Chí, Chiêu Thống trao chức Hộ khoa Đô Cấp sự trung, sau thăng cho chức Hiệu thư Tu quốc sử.
Khi Chiêu Thống chạy theo quân Thanh, ông lại về Kim Quan Thạch Thất. Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2, kêu gọi quan cũ nhà Lê ra giúp, được Trần Văn Kỷ giới thiệu, Nguyễn Huệ cho ông làm Lại bộ Thị lang tước Trình Phái Hầu, cùng Võ Văn Ước coi tất cả các quan cũ nhà Lê. Từ đó ông phát huy được tài năng trên mọi lĩnh vực, trực tiếp giúp Ngô Văn Sở cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, đặc biệt là đề ra kế sách rút lui chiến lược về Tam Điệp.
Năm 1790 được thăng Binh bộ Thượng thư tước Phương Quận công.
Năm 1795. Nguyễn Huệ đột ngột mất,Triều đình vua Quang Toản sai ông đi sứ Thanh cầu phong. Tháng 9 năm ấy ông hoàn thành sứ mạng trở về nước. Thừa lúc nội bộ Tây Sơn rối ren lục đục tàn sát lẫn nhau, năm 1796 ông tìm lối thoát trong Thiền viện ở Bích Câu, Kinh thành Thăng Long.
Năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đổ, Vua Gia Long ra Thăng Long chiêu dụ quan lại cũ của nhà Lê, có điều khoản quan lại cũ của Tây Sơn  nếu ra đầu thú thì không trị tội.
Ông cùng Phan Huy Ích, Nguyễn Danh Phan ra trình diện, Gia Long đưa ông và Phan Huy Ích về Phú Xuân. Đặng Trần Thường dâng biểu kể tội, cuối cùng tháng 2 năm 1803 cả ba người bị đem ra Văn Miếu kể tội và đánh đòn. Ngô Thì Nhậm chết vì không chịu nổi đòn 100 trượng (có tài liệu nói là ông chết vì ngấm thuốc độc đòn roi).
Cuộc đời Ngô Thì Nhậm có nhiều bước thăng trầm, là người có tài, học rộng, sự nghiệp văn chương lớn, để lại cho đời sau trên 20 tác phẩm.
Ngô Thì Nhậm là con trai Hòang giáp Sử gia Ngô Thì Sỹ, cháu nội Phong Trạch Bá Ngô Thì Ức, anh Ngô Thị Thục, phu nhân danh sĩ Phan Huy Ích.
Ông và hai con trai Ngô Thì Diễn, Ngô Thì Hiệu thuộc vào Ngô gia Văn phái. Cháu chắt các đời sau có Ngô Thì Giai (con Ngô Thì Hiệu) và Ngô Giáp Đậu (con Ngô Thì Giai) cũng thuộc vào Ngô gia Văn phái.
Con cháu đều học giỏi, đỗ đạt cao, có nhiều văn thơ đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam.
Tên tuổi ông được khắc trong bia số 77 Văn Miếu Hà Nội.

 
Danh sách anh em
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Thời Chí* 1753 Đã mất
2 Ngô Thời Trí* 1766 Đã mất
3 Ngô Thời Hoàng* (1 gái) 1768 Đã mất
4 Ngô Thời Hương (Thời Vị)* 1774 Đã mất
Danh sách con cái
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Thời Điển* Đã mất
2 Ngô Thời Nghị (ms) 1776 Đã mất
3 Ngô Thời Quán 1782 Đã mất
4 Ngô Thời Hiệu* 1792 Đã mất
5 Ngô thời Thập Đã mất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây