Tên húy: | NGÔ TRẦN THỰC* |
Giới tính: | Nam |
Tình trạng: | Đã mất |
Chức vụ phẩm hàm: | Tiến sỹ, Đông các đại học sĩ |
Ngày giờ sinh: | 1724 |
Bố: | Ngô Trọng Diệu* |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Bá Tiệp* | Đã mất | |
2 | Ngô Bá Hiệu | Đã mất | |
3 | Ngô Trọng Khuê | Đã mất | |
4 | Ngô Trọng Cơ | Đã mất | |
5 | Ngô Trọng Hoành (vt) | Đã mất | |
6 | Ngô Thúc Hồng | Đã mất | |
7 | Ngô Danh Giản (ms) | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Đình Trà (Luật Ngoại, Quang Lịch, K.Xương, T.Bình) | Đã mất | |
2 | Ngô Hàn Hồng (Di cư Sơn Tây) | Đã mất | |
3 | Ngô Ngọc Sáng | Đã mất | |
4 | Ngô Thế Thức | Đã mất | |
5 | Ngô Thế Gia | Đã mất |
Ngô Trần Thực (1724 - ?)
Tiến sỹ,
Thi Hương đỗ Giải nguyên, đỗ khoa Hoành từ, 37 tuổi đỗ Đình nguyên Đệ Tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Canh thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21 (1760) triều Lê Hiển Tông, làm quan đến Đông các Đại học sỹ, thự Thiêm Đô ngự sử.
Ông người xã Bách Tính huyện Nam Chân, nay là thôn Bách Tính xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định, con trai Chân trung Bá Hữu Tham chính Kinh Bắc Ngô Trọng Diệu, cháu Khương Vũ Hầu Ngô Viết Khiêm, chi 2 dòng Toàn Nghĩa Hầu họ Ngô Bách Tính.
Ngô Trần Thực biên soạn bản phả họ Ngô Bách Tính từ Tổ Ngô Rô đời thứ 16 đến thời ông, có ghi chép đầy đủ các dòng họ anh em, còn lưu truyền đến nay.
Vì cha ông làm Hữu tham chính Kinh Bắc nên mang ông đến nơi nhiệm sở để kèm cặp. Đến đó, Ngô Trần Thực được theo học vị hưu quan là Binh bộ Thượng thư, Kế Thiện hầu Nguyễn tướng công (tức Nguyễn Đức Vĩ, Tiến sĩ khoa Đinh Mùi 1727), người Phật Tích, huyện Tiên Du.
Bà họ Nguyễn, con gái Đông các Đại học sỹ Binh bộ Thượng thư Kế Thiên Hầu Nguyễn Tướng công, người xã Phật Tích huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh (cũng chính là thày dạy Ngô Trần Thực). Ngô Trần Thực có 5 con trai thì 2 người là Ngô Hàn Hồng và Ngô Ngọc Sảng đỗ hương cống đồng khoa.
Có giai thoại thú vị về ông như sau: Khi đến nhà Nguyễn tướng công nhập học, trong phòng khách có treo bức họa hai con chim khổng tước (chim công). Để thử tài cậu học trò, cụ Thượng chỉ bức họa nói: “Hữu nhị khổng tước”, Ngô Trần Thực ứng khẩu luôn: “Hóa ngũ hoàng long”. Cụ Thượng thấy cậu học trò có chí dụng tâm học tập thành tài chứ không chịu bận bịu chuyện nữ nhi nên rất hài lòng nhận cho học và về sau còn gả con gái cho làm vợ.
Có lẽ khi dự thi Hội, Ngô Trần Thực đã khai quê Phật Tích (để thuận tiện, khỏi về quê xin xác nhận cho khó khăn tốn kém như kiểu Lê Cao Lãng biến thành Ngô Cao Lãng vậy) nên cho đến nay trong thư tịch đều ghi ông quê Phật Tích, Tiên Du.