Tên húy: | Ngô Thế Vinh* |
Giới tính: | Nam |
Tình trạng: | Đã mất |
Tên tự: | Trọng Nhượng |
Tên thụy phong: | Đôn Nhã |
Tên hiệu: | biệt hiệu Trúc Đường Tiên sinh |
Chức vụ phẩm hàm: | Tiến sĩ 1829 |
Ngày giờ sinh: | 1803 |
Ngày giờ mất: | 1856 |
Hưởng thọ: | 53 |
Bố: | Ngô Huy Sản |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Tùng Hiên (Thế Mỹ) | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Lý Cát | 1821 | Đã mất |
2 | Ngô Lý Hanh (ms) | Đã mất | |
3 | Ngô Lý Nhu | Đã mất | |
4 | Ngô Lý Tín | Đã mất | |
5 | Ngô Lý Dịch (ms) | Đã mất | |
6 | Ngô Lý Diên | Đã mất | |
7 | Ngô (+ 3 gái: Tình, Trang, Thành) | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Bà từ Lâm họ Lưu | Đã mất |
Tiến sỹ,
Thuỵ Đôn Nhã, Tự Trọng Nhượng, biệt hiệu Trúc Đường Tiên sinh, người làng Bái Dương, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường tỉnh Nam Định, đỗ cử nhân nhân năm 1828, đỗ tiến sỹ năm 1829. Hàn lâm viện Biên tu, Viên ngoại lang bộ Lại, Lang trung Bộ Lễ.
Năm 1834 trong khi giữ chức Lang trung Bộ Lễ, ông được cử làm Giám khảo khoa thi Hương tại trường thi Hà Nội. Vì sơ suất trong khi chấm bài thi, ông bị bãi tất cả chức tước, kể cả học vị Tiến sỹ.
Năm 1856, vua Tự Đức biết ông là người có tài, mời ông vào kinh đô. Tuy nhiên, ông lấy cớ ở nhà phụng dưỡng mẹ già, xin từ chối. Nhà vua cho ông được phục hồi danh hiệu Tiến sỹ và tặng ông 30 lạng bạc.
Trong thời gian ở nhà, ông mở trường dạy học và đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Ông để lại một số tác phẩm thơ văn có giá trị, nổi bật là Đương Đình thi văn tập và Trúc Đường Phú tập.
Tiến sỹ Ngô Thế Vinh là người sao bản Phả do Hàn Quốc công Ngô Lan biên soạn năm 1477 và viết tiếp phả Bái Dương năm Tân Sửu 1841.