Thủy tổ họ Ngô Đình Tràng NGÔ PHÚC LÃNH không rõ là người ở đâu. Các cụ trong họ có người nói gốc Thanh Hóa, có người nói gốc Quảng Bình (họ Vạn Xuân). Ngô Phúc Lãnh đi lính được giao giữ “Kho thóc Bà Đừng”, nay còn nền cũ gọi là “Nền Kho”. Theo tương truyền trong họ: Trong giờ nghỉ, cụ tổ đi đánh cá, chẳng may bị lật thuyền, chết đuối, xác dạt vào bờ, chưa kịp mai táng thì mối đùn thành mộ. Đến nay 13 đời. Lược phả đồ trên được dựng theo bản phả của chi họ biên soạn năm 2009, căn cứ vào những ghi chép cũ của cụ Ngô Liên Nhự (trưởng tộc đời thứ 8) để lại cùng các bản kê khai từ các chi phái Cần lưu ý rằng, họ Ngô Vạn Xuân và các họ Ngô Thanh Hóa, tên trong Phả đều là tên húy và không có ai dùng tên đệm “Phúc”; chỉ có họ Trảo Nha mới dùng tên đệm này. Cụ Ngô Phúc Lãnh có tên thụy là Cương Trực, như vậy Phúc Lãnh là tên húy hoặc tên tự. Do đó họ Đình Tràng có thể phân chi từ họ Trảo Nha chăng?
Thủy tổ họ Ngô Đình Tràng NGÔ PHÚC LÃNH không rõ là người ở đâu. Các cụ trong họ có người nói gốc Thanh Hóa, có người nói gốc Quảng Bình (họ Vạn Xuân). Ngô Phúc Lãnh đi lính được giao giữ “Kho thóc Bà Đừng”, nay còn nền cũ gọi là “Nền Kho”.
Theo tương truyền trong họ: Trong giờ nghỉ, cụ tổ đi đánh cá, chẳng may bị lật thuyền, chết đuối, xác dạt vào bờ, chưa kịp mai táng thì mối đùn thành mộ. Đến nay 13 đời.
Lược phả đồ trên được dựng theo bản phả của chi họ biên soạn năm 2009, căn cứ vào những ghi chép cũ của cụ Ngô Liên Nhự (trưởng tộc đời thứ 8) để lại cùng các bản kê khai từ các chi phái
Cần lưu ý rằng, họ Ngô Vạn Xuân và các họ Ngô Thanh Hóa, tên trong Phả đều là tên húy và không có ai dùng tên đệm “Phúc”; chỉ có họ Trảo Nha mới dùng tên đệm này. Cụ Ngô Phúc Lãnh có tên thụy là Cương Trực, như vậy Phúc Lãnh là tên húy hoặc tên tự. Do đó họ Đình Tràng có thể phân chi từ họ Trảo Nha chăng?