NGÔ KHOAN NHÂN, NGÔ ĐỨC NHUẬN, NGÔ HUYỀN THÔNG cùng 2 con trai của cụ Khoan Nhân là Hữu Rỹ và Chính Pháp từ Thôn Gang-Tư Cương xã Mỹ Xá huyện Phụ Phượng (nay là xã An Cầu huyện Quỳnh Phụ) đến lập nghiệp ở Hồng Cương. Chi họ có gia phả, nhưng gặp binh đao loạn lạc Mậu Tuất-Bính Ngọ (1778-1786), gia phả bị mất. Đến năm Minh Mạng 19, Mậu Tuất (1838) được biên soạn lại theo truyền khẩu. Dưới đây là theo truyền khẩu: Sau khi đến Hồng Cương, cụ Ngô Nhất lang để hai con ở lại đó rồi cùng 2 em sang xã Thần Đầu tổng Thần Huống phủ Thái Ninh (nay là xã Thái Thịnh huyện Thái Thụy) làm thuê. Chẳng may người em là Huyền Thông lâm bệnh chết chôn ở đó (về sau đã đưa hài cốt về Hồng Cương). Thấy vậy, Khoan Nhân và Đức Nhuận quay về Hồng Cương. Một thời gian sau, người em Ngô Đức Nhuận cũng chết. Sau đó, cụ Khoan Nhân đưa người con thứ là Chính Pháp đến cư trú ở ấp Đường Lang (nay là thôn Văn Tràng xã Thụy Văn). Cụ Khoan Nhân mất và táng tại đây.
NGÔ KHOAN NHÂN, NGÔ ĐỨC NHUẬN, NGÔ HUYỀN THÔNG cùng 2 con trai của cụ Khoan Nhân là Hữu Rỹ và Chính Pháp từ Thôn Gang-Tư Cương xã Mỹ Xá huyện Phụ Phượng (nay là xã An Cầu huyện Quỳnh Phụ) đến lập nghiệp ở Hồng Cương.
Chi họ có gia phả, nhưng gặp binh đao loạn lạc Mậu Tuất-Bính Ngọ (1778-1786), gia phả bị mất. Đến năm Minh Mạng 19, Mậu Tuất (1838) được biên soạn lại theo truyền khẩu.
Dưới đây là theo truyền khẩu: Sau khi đến Hồng Cương, cụ Ngô Nhất lang để hai con ở lại đó rồi cùng 2 em sang xã Thần Đầu tổng Thần Huống phủ Thái Ninh (nay là xã Thái Thịnh huyện Thái Thụy) làm thuê. Chẳng may người em là Huyền Thông lâm bệnh chết chôn ở đó (về sau đã đưa hài cốt về Hồng Cương). Thấy vậy, Khoan Nhân và Đức Nhuận quay về Hồng Cương. Một thời gian sau, người em Ngô Đức Nhuận cũng chết.
Sau đó, cụ Khoan Nhân đưa người con thứ là Chính Pháp đến cư trú ở ấp Đường Lang (nay là thôn Văn Tràng xã Thụy Văn). Cụ Khoan Nhân mất và táng tại đây.