Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

NGÔ DUY VIÊN* (NGÔ TRỌNG KHUÊ - DÒNG THỨ)
Tên húy: NGÔ DUY VIÊN* (NGÔ TRỌNG KHUÊ - DÒNG THỨ)
Giới tính: Nam
Tình trạng: Đã mất
Tên tự: Ôn Phủ
Chức vụ phẩm hàm: Tiến sĩ 1769, Thiêm đô Ngự sử - Nhập thị Bồi tụng - Cảo Phong Bá
Ngày giờ sinh: 1744
Ngày giờ mất: 1813
Hưởng thọ: 69
Bố: NGÔ MIỆN (PHÚC KHÊ)
Mẹ: Lê Thị Hằng (Từ Nhân)
 

Ngô Duy Viên tức Ngô Trọng Khuê là một bậc tiên tổ nổi tiếng nhất của dòng họ, có nhiều đóng góp cho quốc gia dân tộc cũng như cho dòng họ về nhiều mặt cả văn lẫn võ.
Năm Quí Mùi (1763) khi trúng tam trường, nhưng thi Hội không đỗ, năm Mậu Tý (1768) thi đỗ Giám sinh, được bổ huấn đạo phủ Từ Sơn, chưa kịp nhậm chức thì đỗ Tiến sĩ được bổ làm giám sát ngự sử Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Cùng Hân Quận công Nguyễn Đỉnh đánh bắt được toàn bộ bọn Tuyên Tinh người Trung Quốc sang vừa khai mỏ vừa làm thổ phỉ, nhưng bị quyền thần ức chế, nên không được khen thưởng. Tháng chạp năm Bính Thân (1776) bổ nhiệm Đốc đồng Hưng Hóa, nhậm chức một thời gian ngắn thì có chỉ triệu về làm tri lễ phiên. Khi Trịnh Tông lên ngôi chúa (1783), thăng Nhập thị bồi tụng. Kiêu binh lộng hành, triều đình bất lực. Thấy sự thế khó cứu vãn ông xin ra làm Thiêm đô ngự sử, thăng Hàn lâm viện Đãi chế. Năm 1786, thăng Hàn lâm viện chế cáo, đi phát chẩn cứu đói ở các huyện Yên Sơn, Mỹ Lương. Xong việc, vừa gặp lúc Tây Sơn ra Bắc, bỏ luôn về nhà. Khi Trịnh Bồng lên làm chúa trao chức tham tri chính sự nhập thị Bồi tụng Lễ bộ Hữu thị lang, làm hiệp thống các đạo quân Sơn Nam, Sơn Tây, Hưng Hóa, Thái Nguyên. Tình hình trong phủ chúa rối rắm, lấy cớ già yếu bệnh tật cáo quan xin nghỉ. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh ra Bắc, Lê Chiêu Thống gọi ra trao cho chức tham tri chính sự, thăng Hàn lâm viện thị độc. Khi Vũ Văn Nhậm ra, đang ở nhà cư tang, nên không dính vào vụ Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu. Khi Lê Chiêu Thống theo quân Bắc về, trao cho chức Hiệp trấn Kinh Bắc, lấy cớ ốm đau không nhận, vừa khi quân Nguyễn Huệ lại ra, bèn nghỉ luôn. Nguyễn Huệ gọi cựu thần nhà Lê ra làm quan, Ngô Trọng Khuê lánh về vùng núi Hương Tích, con là Ngô Duệ cũng không muốn làm quan với nhà Tây Sơn, bị giữ lại ở Thăng Long. Để bảo đảm an toàn cho gia đình, Ngô Trọng Khuê gửi cho Ngô Duệ mấy vần thơ như sau:

Danh lợi xưa nay mây nổi trôi.
Cuộc đời chi nữa đã xong rồi.
Bảng vàng năm trước đây là khách.
Thềm ngọc ngày nay nọ phải ngươi.
Giúp nước đau lòng lòng lữ khách.
Vì nhà tạm bước bước quan giai.
Tri âm mấy kẻ ai mà rõ.
Hiếu tử trung thần vẹn cả hai.


Ngô Ngọc Can dịch.
Sau đó Ngô Duệ và em là Ngô Siêu ra làm quan với nhà Tây Sơn.  Năm Nhâm Tuất (1802), Gia Long gọi ông ra trao cho quan chức, lấy cớ già yếu lắm bệnh, chối từ. Gia Long cho về quê sinh sống.

Ngô Trọng Khuê để lại nhiều thơ văn, con cháu đã và đang sưu tầm biên khảo để giới thiệu với công chúng. Trong đó đáng chú ý là bài Văn tế người nô bộc Phạm Đình Tích.       
 

 
Danh sách anh em
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 NGÔ DUY TRỪNG* (DÒNG TRƯỞNG) 1741 Đã mất
Danh sách con cái
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 NGÔ DUỆ* (DUY HUYẾN) CHI I 1766 Đã mất
2 NGÔ BÍNH* (TRỌNG QUÝNH) CHI II 1767 Đã mất
3 NGÔ VỊNH (DUY HÒA) CHI III 1771 Đã mất
4 NGÔ QUẾ* (SỸ GIAI) CHI IV 1774 Đã mất
5 NGÔ SIÊU* - CHI V Đã mất
6 NGÔ THẠCH* (THẾ MỸ) CHI VI 1782 Đã mất
7 NGÔ TRI* (DUY LÝ) CHI VII 1786 Đã mất
8 NGÔ YÊN* (THẾ KHANH) CHI VIII 1789 Đã mất
9 NGÔ ĐỘ (QUÝ NHA) CHI IX 1795 Đã mất
10 NGÔ KHUÔNG* (DUY BÁT - CHI X) 1778 Đã mất
11 NGÔ THÌ (DUY TU - CHI XI - VT) 1782 Đã mất
12 NGÔ DỤC (DUY CUNG - CHI XII - VT) 1789 Đã mất
13 NGÔ ĐOÀN* (ĐÌNH MAI) CHI Xiii 1799 Đã mất
Danh sách vợ
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Bà họ Nguyễn 1747 Đã mất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây