Ngô Phúc Nghiêm Thuỷ tổ họ Ngô – La Khê xã Văn Khê, nay thuộc quận Hà Đông thành phố Hà Nội, từ Thanh Hoá ra. Ông là binh sỹ trong đạo quân Trịnh Tùng ra hạ thành Thăng Long năm 1592, sau cùng Ngô Phúc Thiên về ở La Khê. Sau đó Ngô Phúc Thiên dời ở Mai Lĩnh trở thành thuỷ tổ họ Mai Lĩnh. Ngô Phúc Nghiêm ở La Khê, đến nay 15, 16 đời, trên vài ngàn nhân khẩu, trở thành một họ lớn đỗ đạt nhiều, một dòng họ văn chương nổi tiếng trong vùng La – Canh - Cót Theo phả chữ Hán “Ngô tộc Gia phả ký” được lưu giữ ở Viện Hán Nôm số hiệu A2455, thì Thủy tổ của dòng họ tên là NGÔ THỌ NGHIÊM, 壽嚴 không rõ vì sao lâu nay vẫn gọi NGÔ PHÚC NGHIỄM 福儼. Cũng theo bản phả này thì đời thứ 2 là NGÔ ĐỨC TRỌNG 德重 chứ không phải NGÔ PHÚC TRỌNG 福重 và đời thứ 3 là NGÔ THỌ CHÍNH 壽政chứ không phải NGÔ PHÚC CHÍNH 福政. Bản phả đó có bài tựa của Ôn Phủ tức Ngô Trọng Khuê viết năm Tân Hợi (1791). Dòng họ Ngô La Khê cho rằng cụ tổ Phúc Nghiễm (tức Thọ Nghiêm) từ Thanh Hóa ra. Phải chăng cụ tổ xuất ra từ họ Nguyệt Viên huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa là họ dùng tên đệm “Thọ” suốt mấy chục thế hệ cho đến tận ngày nay?
Ngô Phúc Nghiêm
Thuỷ tổ họ Ngô – La Khê xã Văn Khê, nay thuộc quận Hà Đông thành phố Hà Nội, từ Thanh Hoá ra. Ông là binh sỹ trong đạo quân Trịnh Tùng ra hạ thành Thăng Long năm 1592, sau cùng Ngô Phúc Thiên về ở La Khê. Sau đó Ngô Phúc Thiên dời ở Mai Lĩnh trở thành thuỷ tổ họ Mai Lĩnh.
Ngô Phúc Nghiêm ở La Khê, đến nay 15, 16 đời, trên vài ngàn nhân khẩu, trở thành một họ lớn đỗ đạt nhiều, một dòng họ văn chương nổi tiếng trong vùng La – Canh - Cót
Theo phả chữ Hán “Ngô tộc Gia phả ký” được lưu giữ ở Viện Hán Nôm số hiệu A2455, thì Thủy tổ của dòng họ tên là NGÔ THỌ NGHIÊM, 壽嚴 không rõ vì sao lâu nay vẫn gọi NGÔ PHÚC NGHIỄM 福儼. Cũng theo bản phả này thì đời thứ 2 là NGÔ ĐỨC TRỌNG 德重 chứ không phải NGÔ PHÚC TRỌNG 福重 và đời thứ 3 là NGÔ THỌ CHÍNH 壽政chứ không phải NGÔ PHÚC CHÍNH 福政. Bản phả đó có bài tựa của Ôn Phủ tức Ngô Trọng Khuê viết năm Tân Hợi (1791).
Dòng họ Ngô La Khê cho rằng cụ tổ Phúc Nghiễm (tức Thọ Nghiêm) từ Thanh Hóa ra. Phải chăng cụ tổ xuất ra từ họ Nguyệt Viên huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa là họ dùng tên đệm “Thọ” suốt mấy chục thế hệ cho đến tận ngày nay?