Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Ngô Tất Tố*
Tên húy: Ngô Tất Tố*
Giới tính: Nam
Tình trạng: Đã mất
Chức vụ phẩm hàm: Nhà Văn, nhà báo. Nhà Nho học, dịch giả.
Ngày giờ sinh: 1893
Ngày giờ mất: 20/4/1954
Hưởng thọ: 61
Bố: Ngô Thanh Tiến
 
Ngô Tất Tố (1893 - 1954)
Nhà văn, nhà báo, dịch giả, nhà Nho học nổi tiếng.
Nhà văn Ngô Tất Tố sinh năm 1893, người làng Lộc Hà tổng Hội Phụ phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Lộc Hà xã Mai Lâm huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
Khi còn nhỏ được ông nội dạy vỡ lòng chữ Nho ở quê, sau đó theo học ở các làng quê trong vùng. Năm 1912 học chữ Pháp và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Kỳ thi hương lần đầu đỗ kỳ sát hạch nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Năm 1915 đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh được gọi là "đầu xứ Tố", thi hương lần thứ hai khoa Ất Mão, khoa thi cuối cùng ở Bắc Kỳ qua được kỳ đệ nhất nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.
Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo, viết cho tờ An Nam tạp chí. Vì thiếu tiền tờ báo phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm lại ra Hà Nội, tiếp tục viết bài cho các tờ báo với nhiều bút danh khác nhau. Thời gian 1936 - 1939 viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại phong kiến tham nhũng, sau bị chính quyền cấm viết báo. Năm 1939 tác phẩm Tắt đèn bị cấm, nhà ở quê bị khám xét, ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Năm 1945 Ngô Tất Tố tham gia vào Ủy ban Giải phóng ở xã Lộc Hà. Năm 1946 gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc và tham gia viết báo, được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam (1948).
Tác phẩm nổi tiếng gồm: Tắt đèn, Lều chõng, Đề Thám, Trong rừng nho… Trong 28 năm ông đã viết gần 1.500 bài cho 27 tờ báo, tạp chí với 29 bút danh, được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén. Các phóng sự nổi tiếng của Ngô Tất Tố phải kể đến Việc làng, Tập án cái đình… Ông còn là một dịch giả, chuyển ngữ nhiều tác phẩm như Hoàng Lê nhất thống chí, Đường thi, Suối thép, Trước lửa chiến đấu, Trời hửng… Ngoài ra ông còn là người nghiên cứu dịch lý, đã dịch và chú giải Kinh dịch - một tác phẩm kinh điển về tâm linh Á Đông.
Ngô Tất Tố qua đời ngày 20 – 4 - 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang, chỉ không lâu trước ngày giải phóng Điện Biên Phủ.
Ông có hai bà, bà cả Phan Thị Nhớn hơn Nhà Văn Ngô tất Tố 2 tuổi, bà hai Phan Thị Na kém Nhà văn 13 tuổi; hai bà là chị em ruột, con một gia đình khá giả trong làng Lộc Hà. Hai bà sinh 9 người con, 2 người mất sớm, 2 người là liệt sỹ.
 
Danh sách anh em
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Xuân Lữ Đã mất
2 Ngô Thạch Đính Đã mất
Danh sách con cái
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Mạnh Duẩn Đã mất
2 Ngô Thúc Liêu (LS) Đã mất
3 Ngô Hoành Trù Không rõ
4 Ngô Hải Cao (LS) Đã mất
5 Ngô (+3 gái: Thị Khiết, Thị Miễn, Thanh Lịch) Không rõ
Danh sách vợ
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Phan Thị Nhớn 1891 Đã mất
2 Phan Thị Na 1906 Đã mất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây