Ngô Gia Khảm Trong phả có tên là Ngô Bá Khảm, sinh năm 1912, quê quán: xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cha là Ngô Bá Tiêu, mất sớm khi ông mới 18 tháng tuổi; mẹ là Ngô Thị Linh (họ Ngô Gia – Tam Sơn) đi bước nữa, ông ở với người cậu ở Hải Phòng là Ngô Gia Khiết họ Ngô Gia -Tam Sơn, sau laị lấy con gái Ngô Gia Khiết, mang họ Ngô Gia. Năm 16 tuổi, ông xin vào học việc ở nhà máy Gia Lâm và trở thành một công nhân thợ nguội, và chứng kiến cảnh công nhân bị áp bức bóc lột tàn nhẫn, dần dần ông nhận thức được và tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do và cơm áo. Năm 1928, tham gia hoạt động Cách mạng. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, Ngô Gia Khảm bị thực dân Pháp bắt giam ở Sơn La. Trong tù ông giữ tinh thần đấu tranh, có lần tuyệt thực đến 11 ngày, buộc địch phải trả tự do. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động chống Pháp. Năm 1944, Ngô Gia Khảm là một trong những người đầu tiên xây dựng và là Quản đốc Xưởng Quân giới ở chiến khu Việt Bắc. Ông cùng với ông Nguyễn Văn Xuân (kỹ sư) chế tạo lựu đạn vỏ gang kiểu đập tại Bắc Ninh. Trong Kháng chiến chống Pháp, ông xây dựng Xưởng Hoá chất đầu tiên ở Việt Bắc, chế tạo thuốc nổ làm mìn, lựu đạn, đạn. Ông bị thương ba lần trong khi sản xuất. Từ năm 1945 đến năm 1954, ông đã đào tạo được nhiều công nhân quân giới và sản xuất nhiều thuốc nổ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến. Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, ông làm Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Nhà máy Toa xe Xe lửa Gia Lâm trực thuộc Tổng cục Đường sắt. Năm 1968 ông giữ chức Cục trưởng Cục Đầu máy xe lửa Tổng cục Đường sắt, năm 1973 giữ chức Trưởng Ban Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải. Năm 1990 ông mất, hưởng thọ 79 tuổi. Ngô Gia Khảm được tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng nhì, 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhì, là Chiến sĩ thi đua của Liên khu Việt Bắc năm 1950, chiến sĩ thi đua toàn quân (1951), chiến sĩ thi đua số 1 của ngành công nghiệp. Trong đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (5-1952), ông được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Ngô Gia Khảm được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Ngô Gia Khảm
Trong phả có tên là Ngô Bá Khảm, sinh năm 1912, quê quán: xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Cha là Ngô Bá Tiêu, mất sớm khi ông mới 18 tháng tuổi; mẹ là Ngô Thị Linh (họ Ngô Gia – Tam Sơn) đi bước nữa, ông ở với người cậu ở Hải Phòng là Ngô Gia Khiết họ Ngô Gia -Tam Sơn, sau laị lấy con gái Ngô Gia Khiết, mang họ Ngô Gia.
Năm 16 tuổi, ông xin vào học việc ở nhà máy Gia Lâm và trở thành một công nhân thợ nguội, và chứng kiến cảnh công nhân bị áp bức bóc lột tàn nhẫn, dần dần ông nhận thức được và tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do và cơm áo. Năm 1928, tham gia hoạt động Cách mạng. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, Ngô Gia Khảm bị thực dân Pháp bắt giam ở Sơn La. Trong tù ông giữ tinh thần đấu tranh, có lần tuyệt thực đến 11 ngày, buộc địch phải trả tự do. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động chống Pháp.
Năm 1944, Ngô Gia Khảm là một trong những người đầu tiên xây dựng và là Quản đốc Xưởng Quân giới ở chiến khu Việt Bắc. Ông cùng với ông Nguyễn Văn Xuân (kỹ sư) chế tạo lựu đạn vỏ gang kiểu đập tại Bắc Ninh.
Trong Kháng chiến chống Pháp, ông xây dựng Xưởng Hoá chất đầu tiên ở Việt Bắc, chế tạo thuốc nổ làm mìn, lựu đạn, đạn. Ông bị thương ba lần trong khi sản xuất. Từ năm 1945 đến năm 1954, ông đã đào tạo được nhiều công nhân quân giới và sản xuất nhiều thuốc nổ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến.
Năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, ông làm Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Nhà máy Toa xe Xe lửa Gia Lâm trực thuộc Tổng cục Đường sắt. Năm 1968 ông giữ chức Cục trưởng Cục Đầu máy xe lửa Tổng cục Đường sắt, năm 1973 giữ chức Trưởng Ban Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải. Năm 1990 ông mất, hưởng thọ 79 tuổi.
Ngô Gia Khảm được tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng nhì, 1 Huân chương Kháng chiến hạng nhì, là Chiến sĩ thi đua của Liên khu Việt Bắc năm 1950, chiến sĩ thi đua toàn quân (1951), chiến sĩ thi đua số 1 của ngành công nghiệp. Trong đại hội liên hoan Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (5-1952), ông được Chính phủ và Hồ Chủ tịch tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Ngày 19 tháng 5 năm 1952, Ngô Gia Khảm được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động.