Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

NGÔ VĂN THÔNG: Theo phả chữ Hán do ông Ngô Tấn Nhuệ (đời thứ 8 - Phái 1) soạn năm Quí Mão - Thiệu Trị (1843), thì thủy tổ  Ngô Văn Thông quê quận Bột Hải, bà vợ Nguyễn Thị Trang người quận Trần Lưu. May mắn, họ Ngô Tấn Điện Hòa và Hòa Châu đều xác định Bột Hải quận là một địa danh của nước ta, chứ không phải là Vịnh Bột Hải của Trung Quốc. Thực ra các từ "Bột Hải Quận" và "Trần Lưu Quận" la tên Đường hiệu hay Quận hiệu, tức từ để phân biệt các họ: Bột Hải Quận là chỉ họ Ngô, Trần Lưu Quận là chỉ họ Nguyễn. Hình thức này có xuất xứ từ Trung Quốc; Ở Việt Nam, gia phả các họ thuộc khu vực miền Trung và miền Nam hay sử dụng.

NGÔ TẤN TÙNG: Là trưởng Phái 1, ngày nay con cháu ở làng Hà Thanh (bao gồm cả Hà Tây và Hà Đông) thuộc xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, giáp với Hòa Châu của Hòa Vang là nơi định cư của Phái 2 và Phái 3.

NGÔ TẤN KIỆT: Là trưởng Phái 2, phân thành 6 chi, con cháu chủ yếu sống ở thôn Phong Nam. Trong 6 chi thì chi thứ 3 chỉ truyền được đến đời thứ 9 thì hết tự.

Lời bàn:

Cho đến nay, chưa rõ thủy tổ Ngô Văn Thông từ Thanh Hóa - Nghệ An vào xứ Quảng Nam trong hoàn cảnh nào. Theo chúng tôi có lẽ Ngô Văn  Thông  là Ngô Quang Thông thuộc họ Ngô Viêm Tây, Điện Thắng Điện Bàn?  Thế thứ phù hợp.
Tại làng Phong Lệ  có 5 họ Ngô (Ngô Tấn, Ngô Văn, Ngô Ngọc, Ngô Tất, Ngô Cảnh) mà chính họ Ngô Tấn cũng cho rằng 5 họ này có quan hệ huyết thống với nhau, nhưng không kết nối được. Theo ông Ngô Tấn Viêm (s.1923), thì trong 5 họ có một họ mãi về sau mới đến. Thế thì, rất có thể 4 trong 5 họ đó là hậu duệ của 4 con trai Ngô Quang Bảo họ Viêm Tây?
Chúng tôi đã có dịp chiêm bái 3 trong 5 từ đường nơi này, tất cả đều mới được kiến tạo chỉ vài ba chục năm nay.

 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây