Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Về gốc tích Thủy tổ Ngô Viết Thọ, ông Ngô Viết Tân là người biên tập và quảng trị Website của tộc Ngô Viết cư trú ở Tp.HCM, viết: “Cuối cùng, đến năm 1648 có một đợt di dân lớn đông hơn 30.000 trai đinh, nam giới đổ vào các thôn xóm Quảng Nam (bao gồm cả Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên). Ðó là số tù binh của Chúa Nguyễn bắt được của Chúa Trịnh trong cuộc chiến ở cửa biển Nhật Lệ. Có tài liệu nói số tù binh chỉ là 3.000. Nhưng số lượng thế nào chăng nữa thì chắc ở đó cũng có đủ tất cả các họ của người Việt, và đây là những "Thủy Tổ" của các dòng họ Quảng Nam, trong đó có tộc Ngô. Chính trong giai đọan này chúa Sãi (1613 - 1635) đóng đô ở Cần Húc Thanh Chiêm (Quảng Nam) cử ông Ngô Viết Thọ ra giữ chức Tinh Binh Đội Trưởng Đồn Bảo An (Nơi đóng quân) tại đây nhiều lần đi công cán trong vùng ông đã lấy bà Tô ngụ tại làng Phú Bông, sinh hạ con cháu nay phát triển thành Tộc Ngô Viết tại làng Phú Bông sinh hạ dĩ hạ các chi phái cho đến tận ngày nay, tộc Ngô Viết xem ông Ngô Viết Thọ như thủy tổ của tộc Ngô Viết tại Điện Bàn Quảng Nam là đời thứ nhât”.

Trong đoạn trích trên đây có mâu thuẫn về niên biểu, nên không rõ Ngài Thủy tổ Ngô Viết Thọ bị bắt làm tù binh váo khai phá vùng Thuận Quảng trong thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) hay vào thời chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648). Theo chúng tôi có lẽ vào thời  chúa Thượng thì đúng hơn.

Con cháu Họ Ngô Viết làng Phú Bông đang trong quá trình xây dựng tộc phả. Trong 4 Phái thì chỉ có 2 Phái III và IV có phần Phả hệ 4 đời từ đời 9 đến đời 12, khuyết danh 3 đời 6 - 8.Tuy sinh sống ở Tp.HCM, nhưng bà con có mối quan hệ với quê gốc ở Điền Bàn, bằng chứng là bà con đã quyên góp tiến cho làng Phú Bông để xây chợ, nên hẳn là có quan hệ mật thiết với bản tộc, nhưng như trên lược phả đồ có những mảng lớn thất truyền. Điều đó chứng tỏ bản tộc ở Phú Bông không giữ được Phả chăng?

Theo ngoviettoc.com

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây