Thủy tổ Ngô Duy Tắc húy Lượng, quê Thanh Hóa ra dạy học rồi lập nghiệp tại Nhật Chiêu. Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử: Làng Nhật Chiêu nằm ven sông Hồng thường bị ngập lụt, lại trải qua chiến tranh nên gia phả bị mất, chỉ còn giữ được văn cúng, nhờ thế mà biết được đoạn phả hệ trên. Bản văn cúng đó chắc chắn được viết vào cuối thời Lê Trung Hưng, nên một vị tiên tổ được cả tộc họ tôn vinh là Ngô Văn Độ, đỗ Tiến sĩ năm 1856, trải các chức Tri phủ Vĩnh Tường, án sát Nghệ An, Trung nghị đại phu, thị độc học sĩ. Lạng-Bình tuần thú (Lạng Sơn-Cao Bằng) tán tương quân vụ Khâm sai đại thần, cũng không được phả nhắc tới. Cả 4 chi ở Nhật Chiêu không có chi nào còn gia phả hoàn chỉnh. Riêng chi 3, bằng việc yêu cầu các gia đình kê khai các bậc tiên tổ mình đang thờ cúng cùng con cháu và in thành một bản riêng. Nhưng ngay chi này cũng chưa nối thông tới cụ Tổ của chi mình. Vị tổ xa đời nhất của chi 3 mà chi này biết được là cụ Ngô Quốc Hồng. Từ đời cụ Hồng cho đến năm 2013, chi 3 Nhật Chiêu phân thành 5 nhánh.
Thủy tổ Ngô Duy Tắc húy Lượng, quê Thanh Hóa ra dạy học rồi lập nghiệp tại Nhật Chiêu.
Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử: Làng Nhật Chiêu nằm ven sông Hồng thường bị ngập lụt, lại trải qua chiến tranh nên gia phả bị mất, chỉ còn giữ được văn cúng, nhờ thế mà biết được đoạn phả hệ trên. Bản văn cúng đó chắc chắn được viết vào cuối thời Lê Trung Hưng, nên một vị tiên tổ được cả tộc họ tôn vinh là Ngô Văn Độ, đỗ Tiến sĩ năm 1856, trải các chức Tri phủ Vĩnh Tường, án sát Nghệ An, Trung nghị đại phu, thị độc học sĩ. Lạng-Bình tuần thú (Lạng Sơn-Cao Bằng) tán tương quân vụ Khâm sai đại thần, cũng không được phả nhắc tới.
Cả 4 chi ở Nhật Chiêu không có chi nào còn gia phả hoàn chỉnh. Riêng chi 3, bằng việc yêu cầu các gia đình kê khai các bậc tiên tổ mình đang thờ cúng cùng con cháu và in thành một bản riêng. Nhưng ngay chi này cũng chưa nối thông tới cụ Tổ của chi mình.
Vị tổ xa đời nhất của chi 3 mà chi này biết được là cụ Ngô Quốc Hồng. Từ đời cụ Hồng cho đến năm 2013, chi 3 Nhật Chiêu phân thành 5 nhánh.