*NGÔ TRỌNG ĐÔN: Chỉ trong một ngày 16 tháng 2 Quí Mão Cảnh Hưng 44 (1783) đã nhận được liền 2 sắc phong: Buổi sáng là Bách hộ; buổi chiều là Thiên hộ. Con cháu hiện còn chưa rõ công trạng của cụ. Tờ sắc cho biết: Cụ Ngô Trọng Đôn do phụng sự Tự Vương có công nên được cấp liền 2 sắc phong trong một ngày. Tự Vương là Trịnh Tông. Năm 1779, Trịnh Tông được lập để nối ngôi chúa, nhưng năm sau bị truất (lịch sử gọi là vụ Canh Tý) để lập Trịnh Cán. Đến năm 1782, khi Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán nối ngôi chúa được hơn một tháng, thì bị Trịnh Tông dùng Kiêu binh lật đổ giành lấy ngôi. Vậy là cụ Ngô Trọng Đôn có công trong vụ phế lập đó, nên được liền 2 sắc phong trong một ngày như đã nói trên. Không chỉ có cụ Ngô Trọng Đôn được trọng thưởng mà đám Kiêu binh có công đều được trọng thưởng, như cụ Ngô Văn Cảnh thủy tổ họ Ngô Lý Yên xã Định Tường huyện Yên Định, Thanh Hóa.
*NGÔ TRỌNG ĐÔN: Chỉ trong một ngày 16 tháng 2 Quí Mão Cảnh Hưng 44 (1783) đã nhận được liền 2 sắc phong: Buổi sáng là Bách hộ; buổi chiều là Thiên hộ. Con cháu hiện còn chưa rõ công trạng của cụ. Tờ sắc cho biết: Cụ Ngô Trọng Đôn do phụng sự Tự Vương có công nên được cấp liền 2 sắc phong trong một ngày.
Tự Vương là Trịnh Tông. Năm 1779, Trịnh Tông được lập để nối ngôi chúa, nhưng năm sau bị truất (lịch sử gọi là vụ Canh Tý) để lập Trịnh Cán. Đến năm 1782, khi Trịnh Sâm chết, Trịnh Cán nối ngôi chúa được hơn một tháng, thì bị Trịnh Tông dùng Kiêu binh lật đổ giành lấy ngôi.
Vậy là cụ Ngô Trọng Đôn có công trong vụ phế lập đó, nên được liền 2 sắc phong trong một ngày như đã nói trên. Không chỉ có cụ Ngô Trọng Đôn được trọng thưởng mà đám Kiêu binh có công đều được trọng thưởng, như cụ Ngô Văn Cảnh thủy tổ họ Ngô Lý Yên xã Định Tường huyện Yên Định, Thanh Hóa.