Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

NGÔ ĐÌNH KIM - Thủy tổ họ Ngô Thanh Châu - Quảng Nam Là con trưởng của một người họ Ngô nào đó ở Thanh Hóa theo Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, rồi được sai ở lại để giữ đất. Văn bia ở mộ Ngài ghi: “Hiển thủy tổ Ngô đại lang nguyên tại  Thanh Hóa, Hồng Đức niên gian, tự Bắc nhi lai.
Ngô Đình Kim đã cùng với các vị tiền hiền các tộc Trần, Văn, Phạm khai hoang canh tác và lập ra làng Thanh Châu từ ngày ấy.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, có thể Ngô Đình Kim là con trưởng Ngô Đức (con Ngô Kinh, em kề Ngô Từ). Hậu Duệ Ngô Đức hiện sinh sống ở Cốc Thôn xã Xuân Vinh huyện Thọ Xuân Thanh Hóa. Họ Ngô Cốc Thôn gia phả bị thất lạc trong chiến tranh, chỉ còn sổ ghi chép các ngày giỗ kỵ. Chúng tôi đã về tìm hiểu ba lần, nhưng không thu được mấy kết quả.
Cũng như  họ Ngô Thanh Châu, họ Ngô Cốc Thôn phát triển chậm, đến nay cũng mới có 18 - 19 đời và phần đông đều dùng tên đệm  “Đình”.
Phả đồ được dựng theo bản phả do ông Ngô Đình Tẩn (s. 1926, đời thứ 16) biên soạn và cung cấp.
Nhận xét: Trong cả lược phả đồ trên có tất cả hơn 250 tên người, nhưng chỉ có 2 tên trùng nhau là Quyển và Diên. Đó không thể là sự ngẫu nhiên mà là do dòng họ tuân thủ những quy định chặt chẽ về việc này: Trước khi đặt tên cho con phải đến từ đường xin trưởng tộc mở phả ra xem để chọn tên không trùng với tên các bậc tiên tổ trong chi phái. Ngày nay, nhiều gia đình gọi tên con cháu phải gọi kèm tên cha chúng để phân biệt: Ví dụ Dũng Thịnh, Dũng Vinh, vì những “tên hay” thường nhiều người đặt. Hay như các họ Ngô vùng Tam Sơn có thói quen dùng thứ làm tên, thành thử, chỉ trong một họ nhỏ mà có rất nhiều Ngô Thị Bơ, Ngô Văn Bốn, Ngô Năm…
Đây là văn hóa dòng họ, có lẽ cũng nên có một sự bàn bạc đến một mức độ nào đó trong mỗi chi họ, làm sao cho việc đặt tên cho con cháu phải có ý nghĩa, mang một kỷ niệm nào đó, đồng thời cũng tránh được sự rắc rối phức tạp mà nó có thể gây ra cho con cháu mai sau. 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây