Đây là lược phả đồ của chi thứ ba trong 4 chi của họ Ngô tại địa danh thôn Đoài, xã Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh.
Thôn Vọng Nguyệt xã Tam Giang, có một họ Ngô rất lớn và lâu đời (20 đời). Thủy tổ Ngô Nguyên của dòng này, là một trong 6 con trai của Thanh Quốc công Ngô Khế “cư biệt quán” (xem tr.147). Cháu nội Ngô Nguyên là Ngô Nhân Tùng (Ngô Tổng), năm 1509 tham gia cuộc khởi nghĩa của Thân Duy Nhạc chống lại Lê Uy Mục. Đến năm 1511 đời Lê Tương Dực, cuộc khởi nghĩa thất bại. Gia tộc sợ họa tru di, nhiều người lánh ẩn đi nơi khác, cũng có người ở lại, nhưng để tránh liên lụy đã “trí trá” rằng, mình là họ Ngô khác.
Ngay bên cạnh từ đường họ Ngô Vọng Nguyệt có một họ Ngô Trung Quốc, với chữ Ngô (吾), đến định cư ở Vọng Nguyệt trước họ Ngô (吳) chúng ta. Họ Ngô đó có Ngô Quang Diệu, đỗ Phó bảng năm Tự Đức 2 (1849).
Có thể thủy tổ Ngô.. ..Trực của họ Ngô thôn Đoài xã Tam Giang là một trong những người như thế, nên ngày nay con cháu không nhớ danh tính các bậc tiên tổ, do vậy không thể biên soạn thành Gia Phả. Chỉ có chi thứ ba, nhờ vào sổ ghi chép các ngày giỗ kỵ, mà dựng lại phả đồ như trên.
“Khuyết danh 6 đời” là do chúng tôi phỏng đoán căn cứ vào phả họ Vọng Nguyệt, cho biết “Ngô Nhân Chính có 5 con trai: Ngô Nhân Trừng (1546-1592) và 4 người em là giám sinh và nho sinh không rõ tên và thất truyền”.
Ngô Nhân Chính là con Ngô Lãn Nhàn, gọi Ngô Nhân Tùng là chú ruột. Có thể cụ Ngô .. . Trực là một trong 4 con trai thất truyền của Ngô Nhân Chính chăng?
Đó chỉ là sự phỏng đoán.
Chú ý: Chi họ này có nét đặc thù là “phát trưởng”. Rất ít chi họ Ngô có nét đặc thù này.