NGÔ VĂN BÈ: Không rõ từ đâu đến định cư ở Mỹ Khê khi nào và vì lý do gì.
Khảo cứu: Bản văn cúng tiếu của một nhánh họ của họ này trong lễ cầu siêu năm 1941 cho biết gốc của chi họ là Bột Hải quận. Điều đó có nghĩa là, họ Ngô Mỹ Khê là dòng dõi của Ngô Kinh, Ngô Từ ở Đồng Phang - Định Hòa - Yên Định, Thanh Hóa. Bản phả do ông Ngô Khắc Cần viết có một số niên biểu: Đơi thứ 5, ông Ngô Đệ sinh năm 1844. Lấy tốc độ sinh dọc 28, thì cụ tổ Ngô Văn Bè ước sinh vào khoảng 1730 - 1740. Cách tính như sau (1844-4x28=1732) Giả định cụ Bè di cư khi còn ở tuổi thanh niên thì cụ vào Quảng Ngãi trong khoảng thời gian 1760 - 1770. Từ đó có thể suy đoán rằng: Rất có thể cụ Ngô Văn Bè vì là dòng dõi ngoại thích nhà Lê, nên đã theo Lê Duy Mật chống lại sự áp chế của chúa Trịnh. Năn 1767, Trịnh Doanh chết, con là Trịnh Sâm lên nối ngôi chúa, thì hai năm sau, tức năm 1769, Trịnh Sâm mang quân vào miền tây Thanh Hóa, đánh dẹp được Lê Duy Mật, sau 30 năm chống lại họ Trịnh. Lê Duy Mật tự thiêu mà chết, con cháu có người chạy thoát vào Quế Sơn - Quảng Nam. Phải chăng cụ Ngô Văn Bè cũng chạy trốn vào Quảng Ngãi sau thất bại của Lê Duy Mật?
NGÔ VĂN BÈ: Không rõ từ đâu đến định cư ở Mỹ Khê khi nào và vì lý do gì.
Khảo cứu:
Bản văn cúng tiếu của một nhánh họ của họ này trong lễ cầu siêu năm 1941 cho biết gốc của chi họ là Bột Hải quận. Điều đó có nghĩa là, họ Ngô Mỹ Khê là dòng dõi của Ngô Kinh, Ngô Từ ở Đồng Phang - Định Hòa - Yên Định, Thanh Hóa.
Bản phả do ông Ngô Khắc Cần viết có một số niên biểu: Đơi thứ 5, ông Ngô Đệ sinh năm 1844. Lấy tốc độ sinh dọc 28, thì cụ tổ Ngô Văn Bè ước sinh vào khoảng 1730 - 1740. Cách tính như sau (1844-4x28=1732) Giả định cụ Bè di cư khi còn ở tuổi thanh niên thì cụ vào Quảng Ngãi trong khoảng thời gian 1760 - 1770.
Từ đó có thể suy đoán rằng: Rất có thể cụ Ngô Văn Bè vì là dòng dõi ngoại thích nhà Lê, nên đã theo Lê Duy Mật chống lại sự áp chế của chúa Trịnh. Năn 1767, Trịnh Doanh chết, con là Trịnh Sâm lên nối ngôi chúa, thì hai năm sau, tức năm 1769, Trịnh Sâm mang quân vào miền tây Thanh Hóa, đánh dẹp được Lê Duy Mật, sau 30 năm chống lại họ Trịnh. Lê Duy Mật tự thiêu mà chết, con cháu có người chạy thoát vào Quế Sơn - Quảng Nam. Phải chăng cụ Ngô Văn Bè cũng chạy trốn vào Quảng Ngãi sau thất bại của Lê Duy Mật?