Ngô Hữu Ngộ là Thủy tổ họ Ngô ở xã Tráng Việt huyện Mê Linh, Hà Nội. Đến nay (2010) đã có 12 đời với hơn 200 hộ, hơn 1000 nhân khẩu trong đó có 524 đinh, là một họ lớn trong vùng. Đời thứ tư của dòng họ có 3 cụ Hữu Quang, Hữu Dực, Hữu Bằng có tên tại bia đá ở đình làng, dựng năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). Theo đó, ba cụ nói trên phải sinh trước đó ít nhất 30 năm, tức vào khoảng năm 1740, vậy thì cụ Thủy tổ Ngô Hữu Ngộ phải sinh trước đó gần 100 năm, tức cụ sinh trong khoảng 1640-1650, di cư về Quang Minh vào khoảng 1670-1680. Thế thì, có thể cụ Ngô Hữu Ngộ gốc Thanh Hóa chạy ra Bắc để tránh nạn đói khủng khiếp ở đó, khiến người chết đầy đường. Nhiều chi họ Ngô ở Thái Bình, Nam Định, có số đời tương tự họ Tráng Việt, cũng đều chạy từ Thanh Hóa ra trong thời gian xảy ra nạn đói đó. Một điều nữa cũng giúp củng cố suy đoán trên là trong gia phả chủ yếu chép tên húy hoặc tên tự, rất hạn chế dùng tên thụy-Đó là đặc trưng của Gia phả miền Trung; còn với miền Bắc thì Gia phả chủ yếu chép tên thụy hoặc tên hiệu.
Ngô Hữu Ngộ là Thủy tổ họ Ngô ở xã Tráng Việt huyện Mê Linh, Hà Nội. Đến nay (2010) đã có 12 đời với hơn 200 hộ, hơn 1000 nhân khẩu trong đó có 524 đinh, là một họ lớn trong vùng. Đời thứ tư của dòng họ có 3 cụ Hữu Quang, Hữu Dực, Hữu Bằng có tên tại bia đá ở đình làng, dựng năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771). Theo đó, ba cụ nói trên phải sinh trước đó ít nhất 30 năm, tức vào khoảng năm 1740, vậy thì cụ Thủy tổ Ngô Hữu Ngộ phải sinh trước đó gần 100 năm, tức cụ sinh trong khoảng 1640-1650, di cư về Quang Minh vào khoảng 1670-1680. Thế thì, có thể cụ Ngô Hữu Ngộ gốc Thanh Hóa chạy ra Bắc để tránh nạn đói khủng khiếp ở đó, khiến người chết đầy đường.
Nhiều chi họ Ngô ở Thái Bình, Nam Định, có số đời tương tự họ Tráng Việt, cũng đều chạy từ Thanh Hóa ra trong thời gian xảy ra nạn đói đó.
Một điều nữa cũng giúp củng cố suy đoán trên là trong gia phả chủ yếu chép tên húy hoặc tên tự, rất hạn chế dùng tên thụy-Đó là đặc trưng của Gia phả miền Trung; còn với miền Bắc thì Gia phả chủ yếu chép tên thụy hoặc tên hiệu.