Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Theo lời tựa gia phả họ Ngô Tri chỉ thì, trải qua 14 đời, đến đời 15 Tiên tổ Ngô Nhất Lang  tự Viễn Du, quê ở Tri Chỉ lập gia thất sinh một trai là Ngô Chân Thể. Vào năm 1409  thời hậu Trần, Viễn Du tòng chinh vào Nghệ An, lấy vợ thứ hai người xã Dược Liễu sinh thêm 1 con trai là Ngô Văn Oánh. Khi hưu binh Ngô Viễn Du quay về Tri Chỉ sống với vợ con ở quê. Sau một thời gian ông vào Nghệ An gặp Oánh, ở lại 1 - 2 năm rồi ốm mất, mộ táng tại đó. Trước khi mất ông dặn dò Văn Oánh phải tìm về quê hương.
Mãn tang cha, Ngô Văn Oánh ứng thí trúng giám sinh. Thực hiện di ngôn của cha, ông tìm về Tri Chỉ nhận họ, bái yết tổ tiên, mở tiệc khao làng xã, song xin phép về Nghệ An lập nghiệp, sau đó không có liên hệ nữa.

Họ Ngô Tri Chỉ lấy cụ Ngô Chân Thể là Thủy tổ dòng họ ở đây. Từ cụ Chân Thể về sau đều có ghi chép Gia phả đầy đủ. Cụ Viễn Du được coi là viễn tổ.  Cụ Ngô Văn Oánh được coi là vị Tổ của chi họ ở Nghệ An. Thủy tổ Ngô Chân Thể tiếp tục lập nghiệp tại Tri Chỉ  sinh  Ngô Bá Quýnh, Bá Quýnh sinh Ngô Duy Tiếu, Duy Tiếu sinh 4 nam được phân thành 4 chi:

Chi 1: Ngô Tôn sinh thời tính tình ngang ngạnh, hay nói những lời trái tai làm cho cha buồn lòng. Khi tuổi bảy mươi, người cha là Ngô Duy Tiêu phân lập điền thổ mới chọn người em là Ngô Định làm trưởng, nhưng Định không nhận, nhường cho em là Tuấn Đức; phế trưởng nam Ngô Tôn, lại không coi là con cái trong nhà. Một thời gian sau Ngô Tôn mang họ Lê. Gia phả của họ Tri Chỉ chép được 10 đời. Theo bà con họ Tri Chi thì chi họ này lập họ riêng, hiện nay vẫn còn.

Chi 2: Ngô Định không nhận làm trưởng, nhường lại cho em thứ ba. Sau không thấy kết nối gia phả.

Chi 3: Ngô Tuấn Đức nhận phụng dưỡng Cha Mẹ, hương khói Tổ tiên, nối dòng họ Ngô tại Tri Chỉ. Tuấn Đức sinh 2 nam là Trực Nghĩa (ms) và Phúc Di. Ngô Phúc Di sinh được 4 nam thành 4 Tiểu chi họ Ngô hiện nay. Đến 2017 họ Ngô có đến 18 đời tính từ Thủy tổ Ngô Chân Thể.

Chi 4: Ngô Duy Đĩnh sinh 1 gái, gả chồng họ Vũ Minh tại Tri Chỉ hiện được thờ tại nhà thờ họ chồng.   

Họ Ngô Tri chỉ là họ có Tiến sĩ Ngô Nho. Ngô Nho sinh năm 1756, thời trẻ đã nổi tiếng hiếu hoc. Từ năm lên 8 ông đã giỏi làm thơ, hay chữ, nổi tiếng là thần đồng, năm 14 tuổi trúng cách kỳ thi khảo hạch ở huyện, năm 18 tuổi thi hương đỗ Giải nguyên, năm 29 tuổi (1785) đỗ tiến sĩ làm quan đến Hộ khoa Cấp sự trung. Năm 1787, triều đình Lê - Trịnh cử ông làm Phó sứ của phái đoàn ngoại giao vào Phú Xuân thương nghị với Tây Sơn về phần đất Nghệ An đã bị chiếm. Chánh sứ là Trần Công Xán, người tiến cử ông làm Phó sứ cũng là thầy học của ông. Tây Sơn bắt giam cả sứ đoàn vào ngục Phú Xuân.
Ít lâu sau, Tây Sơn cho thuyền đưa sứ đoàn trở về Bắc. Nhưng đến cửa biển Nghệ An, thì thuyền chìm, cả sứ đoàn đều bị chết. Khi ấy Ngô Nho mới 31 tuổi, chưa có vợ con.

 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây