Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Ngô Xuân Quỳnh*
Tên húy: Ngô Xuân Quỳnh*
Giới tính: Nam
Tình trạng: Đã mất
Tên tự: tự Cảnh, húy Trúc
Tên hiệu: Biệt hiệu Ngộ Phong, Cẩm vân Dương Tử Anh tiên sinh
Chức vụ phẩm hàm: Cử nhân 1851
Ngày giờ sinh: 1815
Ngày giờ mất: 1887
Hưởng thọ: 72
Bố: Ngô Xuân Thự
Mẹ: Nguyễn Thị Phụng
 
Ngô Xuân Quỳnh (1815 - 1887)
Người làng Yên Lai huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá, xưa thuộc huyện Quảng Xương phủ Tĩnh Gia (nguyên là huyện Ngọc Sơn). Tên huý là Trúc, tên tự là Cảnh, kỵ huý đổi là Quỳnh, biệt hiệu Ngộ Phong, Cẩm vân Dương Tử Anh tiên sinh. Ông có tướng ngũ lộ: Tóc thưa, lông mày lưỡi kiếm, trán hói, mũi diều hâu, tai dài.
Năm Thiệu Trị thứ 5 ông đỗ đầu kỳ thi ở tỉnh, năm 1846, 1850 thi hai khoa đỗ Tú tài, năm Tự Đức thứ 4 (1851) 13 tỉnh tập trung thí sinh thi chung ở trường Hà Nội, ông đỗ Cử nhân đứng hàng thứ 7, nộp quyển đi thi Chế khoa Nhã sĩ (ất sửu 1865) nhưng không đỗ.
Trong quá trình làm quan bị giáng chức nhiều lần, chỉ riêng việc gặp năm mất mùa dân không có gì để nộp đủ thuế, ông không thôi thúc, bị giáng hai cấp, đang hàm Hàn lâm Điển tịch phải đi Huấn đạo, đang Ngự sử đạo Đinh Yên bị giáng hai cấp lưu, làm Án sát Tuyên Quang bị giáng 1 cấp, được chỉ đi Tuần phủ Ninh Bình, chưa kịp đi nhận chức, lại có chỉ đi làm Bố chính Quảng Bình, coi như bị giáng trước sau 4 cấp.
Tháng 3 năm 1884 nhận chức Án sát Ninh Bình, quyền Tuần phủ, vừa đến nhận chức, thành Ninh Bình vừa bị quân Pháp chiếm, có viên quan sở tại nói xấu ông với viên Công sứ Pháp More, More nghi ngờ ông, từ chối không nhận chỉ dụ của nhà vua, ông cho như thế là Pháp miệt thị nhà vua và triều đình, kiên quyết chống lại không chịu lùi, More phải công nhận. Được nửa tháng, qua hành động của ông bất hợp tác với Công sứ Pháp, bọn Pháp trở mặt đem lính Tập (lính khố xanh - Garde indigène) đến uy hiếp, hai ba lần biện luận, ông định không nhân nhượng, nhưng sợ làm cứng quá tổn thương đến bang giao của triều đình, bèn trở vào Thanh hoá cùng Tôn thất Bảo, một người bạn làm quan ở Thanh hoá viết sớ về triều như sau: “Thần phụng mệnh nhận chức, gặp Công sứ Pháp của tỉnh Ninh bình từ khước không chấp nhận chỉ dụ, hai ba lần thương thuyết vẫn không nghe, lại dùng lính Tập đeo súng đạn đến uy hiếp bức bách thần ra khỏi thành.
Trộm nghĩ, thêm một thần cũng không đủ để xoay đổi tình thế nặng nhẹ, mà thể thống triều đình lại phụ thuộc vào tương quan, ý muốn một phen giao thiệp sàm sỡ, e tổn thương đến việc lớn của triều đình, mong cầu quý bộ tâu đạt, hoặc cho về bộ, hoặc đổi đi nơi khác, nếu lại đến tỉnh Ninh bình không những đi lại mệt nhọc, mà còn thêm ô nhục cho uy tín của triều đình…”  Năm Ất Dậu1885, vua Hàm Nghi lên ngôi, cho phục nguyên chức Thị độc học sỹ (hàm Chánh Tứ phẩm), về trí sỹ.
Tiếp chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, ông động viên khích lệ con cháu, học trò hưởng ứng tham gia phong trào cứu nước. Học trò ông là Nguyễn Phương làm Phó Đô thống quân cần vương Thanh Hoá, trực tiếp Quân thứ Nông Cống, Tĩnh Gia, con trai ông Ngô Xuân Khuê làm Tán tương quân vụ đóng quân tại đồn Ôn Lâm, ông tích cực tham gia bàn bạc với Bộ chỉ huy Nghĩa quân, em ông là Ngô xuân Mai cũng tham gia tích cực. Phối hợp với quân Đô thống Nguyễn Đôn Tiết ở Hoằng hoá, đánh chiếm nhiều phủ huyện, thanh thế vang dội. Hoạt động được một thời gian, vì thế yếu Nguyễn Đôn Tiết ra hàng, quân Pháp dồn lực lượng tấn công vào căn cứ. Ông đang ốm, được một bà dân chài đưa xuống thuyền đến khúc sông Tuân bệnh chuyển trầm trọng ông từ trần. Phó Đô thống Nguyễn Phương bị bắt, chết trong nhà tù Thanh Hoá, cả làng bị khủng bố đốt cháy tan hoang.

 
 
Danh sách anh em
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Xuân Thung Đã mất
2 Ngô Xuân Mai Đã mất
Danh sách con cái
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Xuân Dương 1844 Đã mất
2 Ngô Xuân Dược Đã mất
3 Ngô Xuân Khuê 1856 Đã mất
4 Ngô Xuân Đỉnh Đã mất
5 Ngô Xuân Gia (ms) Đã mất
6 Ngô Xuân Táo Đã mất
7 Ngô Xuân Thọ Đã mất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây