Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Ngô tự Phúc Tính
Tên húy: Ngô tự Phúc Tính
Giới tính: Nam
Tình trạng: Đã mất
Tên tự: Phúc Tính
Mộ táng tại: Nghĩa trang sau xóm Trại (thất lạc)
Bố: NGÔ TỰ TAO NHÂN (CÀNH IV)
 

Là con thứ của cụ Ngô tự Tao Nhân và là hậu duệ đời thứ 3 kể từ Thủy Tổ Ngô Phúc Tường, sinh ra trong khoảng  thời gian nửa đầu thế kỷ 19. Những năm đầu của thế kỷ 19 cụ cùng các cụ: Trịnh Phúc Chính (tằng Tổ của ông Lễ Hành),  phụ thân của cụ Nguyễn tự Phúc Đạt  và một người họ Nguyễn phía cụ Ngọc ra lập trại mới, lấy tên là Xóm Lập Thành. Trại mới này nằm bên một quả đồi, có một cây táo to, vì vậy được gọi nôm na là Trại Cây Táo hay Trại Táo. Dưới chân đồi có một con  ngòi chảy qua, bắt nguồn từ dãy núi Sóc, rồi đổ vào sông Cà Lồ. Con ngòi có vị trí rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nhân dân hai ven bờ. Mùa nước cạn, dòng nước chảy trong mát hiền hòa, nhân dân xuống ngòi tắm giặt, đánh bắt cá; trẻ chăn trâu thỏa thê vẫy vùng đùa giỡn. Tuy nhiên vào mùa mưa, nước lũ trên núi đổ về gây úng lụt cả hai ven bờ, có năm nước dâng lên ngập tận cổng những nhà rệ thấp. Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, chính quyền địa phương cho đắp đập tại địa điểm cạnh xóm Mai Định, ngăn con ngòi làm hồ chứa nước. Từ đó đoạn ngòi từ Mai Định đến Xuân Đồng thành một hồ nước rộng, rất thuận tiện cho việc tưới tiêu, trồng cấy, thả cá và phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Thật đáng tiếc những năm thập niên đầu của thế kỷ 21 người ta đua nhau mở các lò nung gạch, khắp ven hồ, chỗ nào cũng bị san lấp, đào bới nham nhở, bầu trời đầy khói bụi, gây ô nhiễm cả một vùng. Cứ đà này chẳng bao lâu nữa con hồ sẽ bị xóa sổ.

Cụ bà Hiệu Diệu Định, đến nay không còn nhớ năm mất, ngày giỗ. Chỉ biết rằng, sau khi hai cụ mất, lúc cải táng được đưa về bãi nghĩa trang Đằng Sau, hai cụ được đặt cạnh nhau và đắp thành một nấm mộ chung. Bãi nghĩa trang sau này ở cạnh hồ, ngôi mộ nằm sát mép nước, sóng đánh dần dần bị sạt lở, lâu ngày không còn dấu vết, ngôi mộ bị thất lạc. Sau này con cháu vẫn cúng giỗ chung hai cụ vào ngày 24 tháng giêng âm lịch; trong các lần thăm viếng, tảo mộ, đều phải thắp nén hương cắm ven Hồ để tưởng nhớ hai cụ. Năm 2004 ông bà Ngô Văn Trước ở Thái Nguyên về có tổ chức cho di rời 2 ngôi mộ từ bãi Đằng Sau về gò Cây Dù, rồi xây cất cẩn thận; Đầu năm 2009 Nhà nước có dự án làm đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên chạy qua gò Cây dù, con cháu lại di chuyển các ngôi mộ ở đây về Đồi Gốc Gạo, đặt quay hướng đông - đông nam. Tuy nhiên một số người cho rằng đó không phải mộ của hai cụ. Việc di rời mộ về nơi cao ráo là một việc nghĩa, nhưng đây là mộ phần của hai cụ Tổ (Cao Tổ khảo và Cao Tổ tỷ), nên việc nhận mộ phải hết sức thận trọng, không được tùy tiện. (Qua mấy lần rời mộ được biết, hai tiểu sành dưới mộ có kích thước khác nhau, một chiếc to, một chiếc nhỏ, bởi vậy khả năng đây không phải mộ hai cụ là chính xác).

Hai cụ sinh được 2 người con, 1 gái 1 trai là Ngô Thị … và Ngô Văn Ích.

 
Danh sách anh em
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Tảo Thanh (ms) Đã mất
Danh sách con cái
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Diệu Mùi Đã mất
2 Ngô Văn Ích 1855 Đã mất
Danh sách vợ
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 hiệu Diệu Định Đã mất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây