Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Năm 2004 khi vừa xuất bản cuốn Phả hệ Họ Ngô Việt nam, ông Ngô Hữu Toản, họ Nghĩa An nhân một chuyến công cán ra Hà Nội đã liên lạc với chúng tôi để mua một cuốn cho chi họ. Qua trao đổi với ông Toản chúng tôi được biết sơ qua vài nét về chi họ, nhưng không có điều kiện tiếp cận cụ thể. Tháng 4 - 2017, chúng tôi  gồm Ngô Vui, Ngô Hữu Minh và Nguyễn Văn Chiến có chuyến về Quảng Trị tìm hiểu một số chi họ Ngô ở đây, trong đó có họ Nghĩa An. Chúng tôi tìm đến nhà ông Toản, ông gọi các vị chức sắc trong họ, rồi dẫn chúng tôi ra nhà thờ họ ngay gần đó. Nhà thờ họ tuy không rộng lớn lắm, nhưng rất khang trang, nhất là cổng nhà thờ mới được xây dựng năm ngoái với lối kiến trúc cung đình Huế vô cùng lộng lẫy. Vì đây là địa điểm làm việc thứ 3 trong ngày, nên khi đến được đây đã hơn 17 giờ.

Chúng tôi tranh thủ trao đổi một số công viêc, nhưng chủ yếu là về gia phả. Gia phả được chế bản đàng hoàn chứ không phải chép tay, bìa đep; tuy nhiên phả chỉ có độc bản. Không còn cách lựa chọn nào khác, đành phải nhờ họa sĩ Nguyễn Văn Chiến chụp ảnh giúp toàn bộ bản phả cùng phả đồ; trong lúc chúng tôi tranh thủ trao đổi tiếp với đại diện của chi họ gồm ông Chủ tịch Hội đồng Gia tộc đương nhiệm Ngô Hữu Tú, nguyên Chủ tịch nhiệm kỳ trước, ông Ngô Hữu San và ông Ngô Hữu Toản.

Qua ảnh chụp gia phả chúng tôi không mấy khó khăn dựng được phả đồ của chi họ.

Thủy tổ họ Nghĩa An là Ngô Hữu Hiền quê Nghệ An. Trong Lời nói đầu bản Phả của chi họ cho biết: Ngài Ngô Hữu Hiền đã cùng một số dòng họ khác từ Nghệ An, lánh nạn Nhà Hồ mà chạy vào đây để tìm kế sinh nhai. Ban đầu khi mới vào định cư ở thôn Thượng Nguyên xã Cam Thanh huyện Cam Lộ; sau một thời gian kinh tế khó phát triển mới dời xuống chỗ hiện nay.

Lời bàn:

Chi họ cho rằng Ngài Thủy tổ Ngô Hữu Hiền từ Nghệ An vào Quảng Trị là vào thời điểm Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Đó chắc chỉ là suy đoán của hậu thế chứ không phải tổ tiên lưu truyền lại.
Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần vào năm 1400, giả định ngài Ngô Hữu Hiền khi ấy 20 tuổi, tức ngài sinh năm 1380. Lấy tốc độ sinh dọc 28 (khoảng cách tính bằng năm giữa hai thế hệ kế tiếp) và tính đến 2015 thì chi họ phải có 22 đời; nếu tốc độ sinh dọc 26 thì phải đến 24 đời; nhưng trên thực tế mới chỉ có 18 - 19 đời.
Chúng tôi cho rằng các dòng họ di cư từ Bắc vào cùng họ Ngô ở Nghĩa An cũng giống như họ Ngô Vạn Xuân, Vạn Ninh huyện Quảng Ninh, Quảng Bình là vào thời kỳ theo vua Lê Thánh Tông vào đánh dẹp Chiêm Thành năm 1471, rồi khi hưu binh thì ở lại “khai phá dinh điền lập thành xã hiệu” mà không trở về quê cũ; hoặc đi theo lệnh ‘chiếm xạ’ thời Lê Thánh Tông đến khai phá những vùng đất rộng người thưa dân cư tản mát sau chiến tranh.
Họ Vạn Xuân nói trên là họ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm cho đến nay cũng chỉ có 18 - 19 đời.
Họ Ngô Nghĩa An đã ra Diễn Châu tìm đến họ Lý Trai, nhưng không kết nối được.
Ở Nghệ An có hai dòng họ Ngô lớn là Dòng Lý Trai (Ngô Khế) và Dòng Ngô Đình (Ngô Nạp).
Dòng Lý Trai được hình thành từ ngài Ngô Định, là 1 trong 6 con trai “cư biệt quán” của Thanh Quốc công Ngô Khế từ năm 1459 trong vụ phế Nghi Dân lập Tư Thành lên ngôi tức vua Lê Thánh Tông. Qua đó họ Ngô Nghĩa An không thể phân chi từ họ Ngô Lý Trai. Có chăng họ Ngô Nghĩa An phân chi từ dòng Ngô Đình, là con hoặc cháu Huệ Quốc công Ngô Nạp.
Cũng cần lưu ý rằng, phổ biến các họ khi đi tìm gốc Họ mình thường tìm theo tên đệm, có thể nói đó là một sai lầm. Chúng tôi có bằng chứng việc con cháu lấy tên đệm của các thế hệ sau gán cho cụ Thủy tổ, do vậy việc tìm gốc Họ theo tên đệm sẽ dễ lạc hướng và dẫn đến sai lầm.
- Đầu Phái III là Ngô Hữu Ngạn, ông sinh được 9 người con, 3 trai, 6 gái, Năm 2008 bị mất gia phả gốc nên từ đời thứ 9 chưa có thế thứ tiếp theo.

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây