Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

NGÔ BÁCH ĐOAN
Giám sinh QTG triều nhà Hồ.
Năm 1428, khi Lê Lợi vào Thăng Long, lên ngôi vua đã đuổi hết các giám sinh triều Hồ ra khỏi kinh thành. Ngô Bách Đoan cùng 2 hiệu sinh và 14 giám sinh đến định cư ở Hà Nam huyện Yên Hưng, Quảng Yên. Con cháu đời sau lập đền thờ 17 vị có công lao khai phá vùng đất này, gọi là “Miếu Tiên Công”. Miếu này đã được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Lễ hội hàng năm vào ngày Mồng 7 tháng Giêng.

Phả họ Phong Cốc chép quê gốc của thủy tổ Ngô Bách Đoan như sau: “Nguyên quán ở xã Đồng Lầm phường Kim Hoa huyện Thọ Xương phủ Phụng Thiên chuyển ra Phong Cốc.”
Họ Phong Cốc thấy thủy tổ ra đi từ đó mà viết như vậy, nhưng như thế là nhầm. Vì xã Đồng Lầm xưa, nay thuộc phường Đồng Tâm quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là nơi xưa nay không có họ Ngô sinh sống; mà địa điểm này là nơi nội trú của các giám sinh QTG thời đó mà thôi.
Vì chưa xác định được Ngô Bách Đoan là con vị quan nhà Hồ nào, nên chưa xác định được nguyên quán của dòng họ.
Nhà Hồ tồn tại 8 năm (1400 - 1407), chúng ta chỉ biết có 2 vị họ Ngô: một quan văn là Ngô Miễn (1372 - 1407) và một quan võ là Ngô Thành đều hi sinh trong cuộc chiến chống quân Minh xâm lược vào thời điểm nhà Hồ diệt vong. Không rõ, Ngô Bách Đoan là con vị nào trong 2 vị quan đó hay con một vị quan nhỏ nào khác, mà danh tính vị quan ấy chúng ta chưa được biết tới. Ngô Bách Đoan không thể là con một vị thường dân.

Trừ các đời từ 15 đến 19 do ông Ngô Minh Thoa (đời 18) biên soạn, còn lại là do chúng tôi dịch từ bản phả chữ Hán. Bản phả này chép đến đời 14 do nhiều người biên soạn, nên hết sức lộn xộn nhiều chỗ trước sau mâu thuẫn nhau. Chúng tôi đã cố gằng tra cứu đối chiếu, nhưng chắc không trránh khỏi sai sót, xin chi họ lượng thứ, vui lòng bổ sung và đính chính lại cho. 

Họ Ngô Phong Cốc đến năm 2000 là 21 đời. 

 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây