Ngô Chân Tham đốc Thân quân Đô chỉ huy sứ Thần vũ tứ vệ - quân vụ An Mỹ hầu, Xưa nay quen dùng tên Ngô Chẩn, con trưởng Ngô Tẩy. Sau khi Lê Thánh Tông được lập lên làm vua (1460), đã ra lệnh cho dòng họ quốc thích kê khai công lao của tổ tiên và con cháu để bổ dụng. Ngô Chân đã kê khai và trình lên vua, xưng là trưởng chi 2. Theo tờ khai này, thì riêng “chú bác, anh em cha thần hơn 30 người tại chức, còn 30 người chờ bổ dụng”. Qua đó cho thấy, con cháu Ngô Khiêm là rất đông, vậy mà đến năm Tự Đức 33 (1866) chỉ có 19 suất đinh! Bản thân Ngô Chân có 4 con trai, nhưng ngày nay cũng không biết tên một người nào. Con cháu An Mỹ hầu Ngô Chân sinh sống tại Quảng Thi, ông mất ngày 18 tháng 3, mộ táng tại đây. Ngô Chân được họ Ngô Quảng Thi - Xuân Thiên - Thọ Xuân Thanh Hóa thờ. Ngày 18/3 là ngày giỗ tổ của chi họ. Trước kia chi họ có phả, nhưng vì chống nhà Tây Sơn, nên bị quân Tây Sơn đàn áp, hủy diệt làng, nhà cháy thành cháy mất phả. Mãi đến năm 1866, ông Ngô Doãn Duông mới sưu tầm ghi chép lại được từ đời cụ (tằng tổ). Lược phả đồ dưới đây được lập từ bản phả của Ngô Doãn Trương và cháu là Ngô Chí Phú biên soạn như đã nói trên.
Ngô Chân
Tham đốc Thân quân Đô chỉ huy sứ Thần vũ tứ vệ - quân vụ An Mỹ hầu,
Xưa nay quen dùng tên Ngô Chẩn, con trưởng Ngô Tẩy. Sau khi Lê Thánh Tông được lập lên làm vua (1460), đã ra lệnh cho dòng họ quốc thích kê khai công lao của tổ tiên và con cháu để bổ dụng. Ngô Chân đã kê khai và trình lên vua, xưng là trưởng chi 2. Theo tờ khai này, thì riêng “chú bác, anh em cha thần hơn 30 người tại chức, còn 30 người chờ bổ dụng”. Qua đó cho thấy, con cháu Ngô Khiêm là rất đông, vậy mà đến năm Tự Đức 33 (1866) chỉ có 19 suất đinh!
Bản thân Ngô Chân có 4 con trai, nhưng ngày nay cũng không biết tên một người nào. Con cháu An Mỹ hầu Ngô Chân sinh sống tại Quảng Thi, ông mất ngày 18 tháng 3, mộ táng tại đây.
Ngô Chân được họ Ngô Quảng Thi - Xuân Thiên - Thọ Xuân Thanh Hóa thờ. Ngày 18/3 là ngày giỗ tổ của chi họ.
Trước kia chi họ có phả, nhưng vì chống nhà Tây Sơn, nên bị quân Tây Sơn đàn áp, hủy diệt làng, nhà cháy thành cháy mất phả. Mãi đến năm 1866, ông Ngô Doãn Duông mới sưu tầm ghi chép lại được từ đời cụ (tằng tổ).
Lược phả đồ dưới đây được lập từ bản phả của Ngô Doãn Trương và cháu là Ngô Chí Phú biên soạn như đã nói trên.