Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Ngô Hoán* (Thượng Đáp - Nam Sách - Hải Dương)
Tên húy: Ngô Hoán* (Thượng Đáp - Nam Sách - Hải Dương)
Giới tính: Nam
Tình trạng: Đã mất
Chức vụ phẩm hàm: Bảng nhãn, Nghĩa Tường Hầu,Tao đàn tướng, Lại bộ Thượng thư.
Ngày giờ sinh: 1460
Ngày giờ mất: 1532
Hưởng thọ: 72
Bố: Ngô Hộ*
 
Ngô Hoán  ( 1460 - 1532)
Bảng nhãn, Nghĩa Tường Hầu,Tao đàn tướng,
Con trai Đức Quận công Ngô Hộ, cháu Dụ Vương Ngô Từ, quán xã Thượng Đáp huyện Thanh Lâm nay là xã Nam Hồng huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, 31 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ, Đệ nhị danh (Bảng nhãn) khoa Canh tuất niên hiệu Hồng Đức năm thứ 21 (1490), thành viên “Tao đàn Nhị thập bát tú”, làm quan đến Lại bộ Thượng thư.
Năm Cảnh Thống thứ 4 (1501) thi đỗ Sinh đồ, làm Đông các Hiệu thư.
Ngô hoán là thủy tổ họ Ngô ở thôn Thượng Đáp xã Nam Hồng huyện Nam Sách, Hải Dương. Ông được thờ làm thành hoàng làng Thượng Đáp. Nơi thờ tự  vị thành hoàng gọi là Tiết nghĩa từ (cũng gọi là Từ vũ) được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa năm 1992.
Theo Hồ sơ di tích, thì Ngô Hoán quê xã Thượng Đáp huyện Thanh Lâm, sinh vào giờ Ngọ ngày 28/3 năm Canh Ngọ (1460), đỗ Bảng nhãn năm Canh Tuất niên hiệu Hồng Đức 21 (1490), thành viên Hội Tao đàn, hiện còn 16 bài thơ xướng họa với Lê Thánh Tông trong Quỳnh uyển cửu ca vàVăn minh cổ xúy, làm quan đến chức Đông các hiệu thư, kiêm Lại bộ thượng thư.
Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Ngô Hoán không theo Mạc mà phò vua Lê Chiêu Tông chạy vào Thanh Hóa ứng nghĩa “Phù Lê” do An Thanh hầu Nguyễn Kim đề xướng.
Cha con Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh mấy lần mang quân vào đánh, nhưng bị thua đau, “quân Mạc bị chém hàng vạn tên, xác chết gối lên nhau”. Mạc Đăng Dung cay cú trả thù con em những người không theo Mạc mà theo Nguyễn Kim phù Lê, sai lính về làng Thượng Đáp giết hại hai con trai ông là Ngô Thầm và Ngô Tĩnh.
Do thắng Mạc nhiều trận, Lê Ý sinh kiêu ngạo, đến cuối năm 1530, Lê Ý bị Mạc Quốc Trinh đánh bại, và Lê Ý bị bắt sống. Toàn quân Ý bị tan vở, người thì chạy sang Ai Lao theo Nguyễn Kim, kẻ thì phân tán trở về đồng ruộng.
Ngô Hoán lúc này đã hơn 70 tuổi, tuổi già sức yếu không thể sang Ai Lao được, ông đã thắt cổ (uống thuốc độc?) tự vẫn, lấy cái chết của mình để khích lệ binh tướng quyết chí chạy sang Ai Lao theo Nguyễn Kim để dựng lại nghiệp cho nhà Lê.
Nhờ thế mà Nguyễn Kim đã có đủ thế và lực để đến cuối năm 1532 đầu năm 1533, ông đã đưa Lê Duy Ninh lên ngôi hoàng đế ở Ai Lao, lấy niên hiệu Nguyên Hòa.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã xếp Ngô Hoán vào hàng thứ 2 trong 42 Bề tôi tiết nghĩa đời Lê Sơ, hẳn là ông đã đánh giá cao cái tiết tháo của Ngô Hoán đối với sự nghiệp trung hưng nhà Lê.

 
 
Danh sách anh em
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Hoan* (Nghiêm Xá - Thường Tín) Đã mất
2 NGÔ ĐẠO* Đã mất
Danh sách con cái
STT Họ tên Ngày Sinh Trạng thái
1 Ngô Thuần (tt) Đã mất
2 Ngô Tĩnh (tt) Đã mất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây