Từ khóa 
Tìm kiếm theo 
Tìm theo 

Ngô Trầm (Ngô Văn Cảnh)*
Tên húy: Ngô Trầm (Ngô Văn Cảnh)*
Giới tính: Nam
Tình trạng: Đã mất
Tên chữ Hán: 吳沈
Chức vụ phẩm hàm: Hoàng giáp, Tham đốc Hiến sát sứ, Thành viên Hội Tao đàn
Ngày giờ sinh: 1443
Bố: Ngô Hựu* (Về Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang)
 

Ngô Trầm (1443 - ?)
Hoàng giáp,
Còn có tên là Ngô Văn Cảnh, người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, sau chuyển sang làng Sen Hồ xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đỗ Hoàng giáp khoa Tân Sửu 1481 đời Lê Thánh Tông, làm đến Tham đốc, Hiến sát sứ, một trong Nhị thập bát tú Hội Tao Đàn.
Ông là con Tề Quận công Ngô Hựu, cháu Diên ý Dụ vương Ngô Từ.
Được lưu danh trong bia số 7 Văn Miếu Hà Nội và bia số 2 Văn Miếu Bắc Ninh.


Báo Bắc Giang viết:
Hoàng giáp Ngô Văn Cảnh bậc tôi hiền triều Lê 
Ngô Văn Cảnh sinh năm 1443, niên hiệu Thái Hoà thứ nhất, đời vua Lê Nhân Tông tại làng Yên Ninh, xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng xưa. Đây chính là giai đoạn đất nước đang chuyển mình đến cực thịnh. Sinh ra ở thời kỳ vua sáng tôi hiền, văn vật khả quan, đất đai mở rộng bốn phương bờ cõi thái hoà, đời sống nhân dân phồn thịnh mà phấn chấn hết lòng vun đắp cho nền thịnh trị của quốc gia Đại Việt.
Thưở còn đi học, Ngô Văn Cảnh đã chứng kiến ở quê hương có hai người học hành thi đỗ làm quan. Đó là:
- Thân Nhân Trung của dòng họ Thân, đỗ khoa Kỷ Sửu niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469).
- Nguyễn Kính, 33 tuổi đỗ khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475)
Đó chính là động lực thúc đẩy Ngô Văn Cảnh phấn đấu thành đạt trong con đường dùi mài bút nghiên, theo đòi kinh sử, để đựợc đem tài giúp nước giúp dân.
Cuối cùng cái ngày Ngô Văn Cảnh mong đợi cũng đã đến. Một ngày xuân Tân sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481) triều vua Lê Thánh Tông Thuần Hoàng đế, tháng Tư, mùa hạ, khi triều Lê mở khoa thi Hội cho các Hương cống trong cả nước. Kỳ thi Hội này cả nước đỗ 40 người. Trong đó có Ngô Văn Cảnh. Sử sách chép lại rằng: Đến ngày 27 tháng 4 năm ấy, vua Lê đã ngự ra điện Kinh Thiên, thân hành ra đầu bài văn sách hỏi về lý số. Cho bọn Phạm Đôn Lễ, Lưu Trung Hiếu, Nguyễn Doãn Địch ba người đỗ Tiến sỹ cập đệ. Bọn Ngô Văn Cảnh, 8 người đỗ Tiến sỹ xuất thân. Bọn Nguyễn Minh Đạo 29 người đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân. Lúc đó Ngô Văn Cảnh vừa 39 tuổi.
Sang đến tháng 5 năm 1948, vào ngày 21 vua triệu bọn Phạm Đôn Lễ vào trong Đan Trì ngự điện Kinh Thiên để cho quan ở Hông lô tự truyền lệnh gọi tên. Các quan ở bộ Lại được phép ban ân mệnh, các quan bộ Lễ lưu trong bảng vàng. Vua cho nổi trống nhạc, rước bảng vàng ra cửa Đông Hoa treo lên yết cáo cho thiên hạ biết. Xong rồi sai quân ty mã đem ngựa tốt đưa Trạng nguyên về nhà và cho các Tiến sĩ vinh qui bái tổ.
Tới năm 1484 vua cho khắc tên các tiến sĩ vào bia đá dựng đặt ở Văn Miếu. Từ đó tên tuổi Ngô Văn Cảnh được lưu mãi về sau.
Năm 1492, tháng 10, cả nước thi Hưong - triều đình cho các quan ở Hàn lâm viện làm quan giám khảo tại 4 ty thuộc thừa tuyên Hải Dương, Sơn Nam, Tam Giang, Kinh Bắc. Ngô Văn Cảnh được cử cùng các quan khảo thi trong kì thi Hương này.
Trải qua những năm tháng làm việc cần mẫn. Ngô Văn Cảnh đã được triều đình tin dùng. Tới tháng 1 năm 1495 vua thấy hai năm Quý sửu và Giáp Dần thóc lúa được mùa, nên đặt các bài ca Vịnh để ghi điềm lành: Nội dung gồm các bài nói về đạo vua tôi. Vua sáng tôi hiền. Nhờ bậc anh tài kỳ tuấn nên soạn thành sách “Quỳnh uyển Cửu ca thi tập” (chín khúc trong vườn Quỳnh).
Với các bài ấy, vua sai bọn Đông các đại học sỹ Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đông các hiện thư Ngô Luân, Ngô Hoán, Hàn Lâm viện thị độc, Chưởng viện sự Nguyễn Xung Xác, Lưu Hưng Hiếu, Nguyễn Quang Bật, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dương, Ngô Thẩm, Hàn lâm viện Đãi Chế Ngô Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lưu Thư Ngạn, Hàn lâm viện hiệu Lý Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Tôn Miệt, ngô Quyền, Nguyễn Bảo Khuê, Bùi Phổ, Dương Trực Nguyên, Chu Hoàn, Hàn lâm viện kiểm thảo Phạm Kiếm Trực, Nguyễn Ích Tôn, Đỗ Thuần Thứ Phạm Như Huệ, Lưu Dịch, Đàm Thận Huy, Phạm Đạo Phú hoạ lại vần.
Do có tài, có đức, lại cần mẫn làm việc, về sau ông được vua Lê bổ làm quan Hiến sát sứ. Ở chức này Ngô Văn Cảnh đã phụng sự nhà Lê đến cuối đời.
Tên tuổi ông được khắc ghi ở bia văn miếu Hà Nội, còn được ghi khắc ở bia đá văn miếu Bắc Ninh: “Ngô Văn Cảnh, Đệ nhị giáp Tiến sỹ, người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, làm quan đến chức Hiến sát sứ”.
Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam cũng chép:
 “Ngô Văn Cảnh sinh năm 1443. Nguyên quán xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc. Trú quán xã Liên Hồ nay là Sen Hồ xã Quảng Minh, huyện Việt Yên. 39 tuổi đỗ Đệ nhị gáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa Tân Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1481) đời vua Lê Thánh Tông làm quan đến chức Hiến sát sứ”.
Ngô Văn Cảnh thật xứng đáng là một bậc tôi hiền thưở trước và cũng là một danh nhân khoa bảng Bắc Giang. Cuộc đời ông là một tấm gương ngời sáng về tinh thần cần mẫn hiếu học của quê hương Bắc Giang ngàn năm văn hiến.

 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây