Ngô Nhật Đại - Triệu Tổ họ Ngô Việt nam. Tiên tổ các đời trước phả cũ không ghi chép, có thể là vào thời kỳ chưa có phả. Quán Ái Châu (vùng thuộc Thanh Hóa ngày nay), sống vào thời cuối đời Đường (Bắc thuộc thế kỷ thứ 8). Sinh con trai Ngô Nhật Dụ làm Liêu tá trong phủ Đô hộ, Cao Tổ của Ngô Vương Quyền. Phả cũ chép: ”Quán Ái châu dĩ nông nghiệp khởi, sinh Ngô Nhật Dụ”. Con cháu dòng dõi đến nay (đầu thế kỷ 21) hơn 40 thế hệ, trên 1300 năm, gồm hàng triệu nhân khẩu, hơn năm trăm chi họ lớn nhỏ cư trú trên khắp mọi miền đất nước Việt nam, ở nước ngoài cũng có hàng vạn người. Có một thuyết nói rằng: Cụ Ngô Nhật Đại vốn là một Hào trưởng vùng cửa Sót, châu Phúc Lộc thời thuộc Đường, cùng quê với Mai Thúc Loan, giúp Mai Thúc Loan khởi nghĩa. Sau khi thất bại, Mai Thúc Loan rút vào động Khuất Liêu, Ngô Nhật Đại chạy ra châu Ái ẩn náu, sinh cơ lập nghiệp ở đó. Chú thích: Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo “Việt điện u linh”, Bố Mai Thúc Loan là Mai Sinh, mẹ là Vương Thị nguyên gốc Lộc Hà – Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn – Nghệ An. Theo một truyền thuyết, mẹ ông vốn là người làng ven biển Mai Phụ, thuộc Hoan Châu, nay là xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh không chồng mà tự nhiên có mang. Bị dân làng cười chê, bà xấu hổ nuốt nước mắt bỏ làng trốn đi và phiêu bạt tới thôn Ngọc Trừng, Nam Đàn. Ông mang họ mẹ. Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 – 722), không phải cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra và bị dập tắt ngay trong cùng một năm 722 như các tài liệu phổ biến hiện nay. Tương truyền, con trai thứ ba của ông là Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng Đế tức Mai Thiếu Đế và tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723.
Ngô Nhật Đại - Triệu Tổ họ Ngô Việt nam.
Tiên tổ các đời trước phả cũ không ghi chép, có thể là vào thời kỳ chưa có phả.
Quán Ái Châu (vùng thuộc Thanh Hóa ngày nay), sống vào thời cuối đời Đường (Bắc thuộc thế kỷ thứ 8). Sinh con trai Ngô Nhật Dụ làm Liêu tá trong phủ Đô hộ, Cao Tổ của Ngô Vương Quyền.
Phả cũ chép: ”Quán Ái châu dĩ nông nghiệp khởi, sinh Ngô Nhật Dụ”. Con cháu dòng dõi đến nay (đầu thế kỷ 21) hơn 40 thế hệ, trên 1300 năm, gồm hàng triệu nhân khẩu, hơn năm trăm chi họ lớn nhỏ cư trú trên khắp mọi miền đất nước Việt nam, ở nước ngoài cũng có hàng vạn người.
Có một thuyết nói rằng: Cụ Ngô Nhật Đại vốn là một Hào trưởng vùng cửa Sót, châu Phúc Lộc thời thuộc Đường, cùng quê với Mai Thúc Loan, giúp Mai Thúc Loan khởi nghĩa. Sau khi thất bại, Mai Thúc Loan rút vào động Khuất Liêu, Ngô Nhật Đại chạy ra châu Ái ẩn náu, sinh cơ lập nghiệp ở đó.
Chú thích: Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo “Việt điện u linh”, Bố Mai Thúc Loan là Mai Sinh, mẹ là Vương Thị nguyên gốc Lộc Hà – Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn – Nghệ An.
Theo một truyền thuyết, mẹ ông vốn là người làng ven biển Mai Phụ, thuộc Hoan Châu, nay là xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh không chồng mà tự nhiên có mang. Bị dân làng cười chê, bà xấu hổ nuốt nước mắt bỏ làng trốn đi và phiêu bạt tới thôn Ngọc Trừng, Nam Đàn. Ông mang họ mẹ.
Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 – 722), không phải cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra và bị dập tắt ngay trong cùng một năm 722 như các tài liệu phổ biến hiện nay.
Tương truyền, con trai thứ ba của ông là Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng Đế tức Mai Thiếu Đế và tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723.