Tên húy: | NGÔ KINH* |
Giới tính: | Nam |
Tình trạng: | Đã mất |
Tên thụy phong: | Du khê Thượng sỹ, sau ban thụy Trung hiền Thượng sỹ |
Tên chữ Hán: | 吳京 |
Chức vụ phẩm hàm: | Bảo chính công thần, Nhập nội hàng khiển Thượng tướng quân |
Mộ táng tại: | Đồng Phang |
Bố: | Ngô Tây* |
Mẹ: | Trịnh Thị Kim |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Thành | Đã mất | |
2 | Ngô Trừng* | Đã mất | |
3 | Lan Toàn* | Đã mất |
Ngô Kinh (1350 - 1437)
Thái phó, Thượng Trí tự, Hưng Quốc công,
Bảo chính Công thần Nhập nội Kiểm điểm Thượng tướng quân Kiến tường Hầu, thăng thụ Thái phó Thượng Trí tự Hưng Quốc công, thụy Dụ Khê Thượng sỹ, lại được ban thụy Trung Hiền Thượng sỹ, Công thần khai quốc triều Hậu Lê, con Ngô Tây và bà Trịnh Thị Kim hiệu Từ Đức Á Quận chúa phu nhân, người xã Đồng Phang huyện Yên Định phủ Thiệu Thiên, nay là xã Định Hòa huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá, vị Tiên tổ khai phục dòng họ Ngô ở Thanh Hoá sau nhiều đời luân lạc.
Ông mất ngày 27 tháng 7 năm Đinh Tỵ 1437 (có bản chép 1433), gia phong Quang liệt Đại vương, mộ táng tại làng Thung Thượng, gần lăng Tổ, đông cận mộ Dụ Vương, tây cận đường lớn, nam cận xứ Hối Thị, bắc cận ruộng dân.
Bà Lê Thị Mợi, húy Mười, còn có tên Quỳnh Hòan, hiệu Du Tâm Quý Nương Thắng Thiện, là cháu họ Lê Khóang, mất ngày 7 tháng 7 năm thìn, mộ táng ở xứ Ngõ Miếu xã Lâm Hạ huyện Gia Lâm trấn Kinh Bắc.
Phả cũ viết: “Xưa, cha mẹ mất sớm, đói rét không biết nương nhờ vào đâu. Nghe người làng là Lê Đức nói ở sách Khả Lam huyện Lương Sơn có khe ngòi, rừng rậm, lúa tốt dễ làm ăn, Ngô Kinh bèn đến đó trú tạm ở đình, sau đó gặp được tù trưởng Lê Khoáng (bố Lê Lợi) cùng vợ là Trịnh Thị Thương rủ lòng thương xót đem về nuôi, giao phó việc cày cấy. Lê Khoáng thấy Ngô Kinh là người nhanh nhẹn, ngay thẳng, tỏ lòng yêu mến, coi như tay chân, rồi cưới vợ cho (tức bà Đinh Thị Mại)”.
Đến khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, năm 1418, lúc này Ngô Kinh đã gần 70 tuổi, cùng con trưởng là Ngô Từ, được Chủ soái Lê Lợi giao phó cho việc trông nom trang trại chăm lo sản xuất để chuẩn bị quân lương và tiếp đón nhân tài các nơi về tụ nghĩa. Lê Lợi từng căn dăn Ngô Kinh: “Quân, lương là hai việc vô cùng bức thiết trong lúc gây dựng nước nhà, nhà ngươi nên ở lại giữ gìn căn cứ, thu nhận nhân tài hào kiệt để ta cùng các tướng chuyên bàn mưu tính kế ra quân là việc hàng đầu. Bên trong việc điều binh lương, bên ngoài bắt kẻ gian nhòm ngó, việc đó giao cho ngươi đảm nhiệm. Người xưa coi công trạng giữ gìn căn cứ ngang với công đánh giặc. Ngươi cần hiểu sâu lời ta nói”.