Tên húy: | NGÔ QUYỀN* |
Giới tính: | Nam |
Tình trạng: | Đã mất |
Tên thụy phong: | Ngô Vương Quyền |
Tên chữ Hán: | 吳權 |
Chức vụ phẩm hàm: | TIỀN NGÔ VƯƠNG (938-944) |
Ngày giờ sinh: | 12/3/897 |
Ngày giờ mất: | 18/1/944 |
Hưởng dương: | 47 |
Mộ táng tại: | Đường Lâm, Sơn Tây, |
Bố: | Ngô Đình Mân* |
Mẹ: | Phùng Thị Tinh Phong* |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Ngô Tịnh* | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | NGÔ XƯƠNG NGẬP* | Đã mất | |
2 | NGÔ XƯƠNG VĂN* | 935 | Đã mất |
3 | Ngô Nam Hưng | Đã mất | |
4 | Ngô Càn Hưng | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Dương Thị Như Ngọc | Đã mất | |
2 | Dương Phương Lan | Đã mất |
Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng Ba năm Đinh Tỵ (897) ở Đường Lâm, mất ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn (944). Theo phả, sử thì năm Ngài 20 tuổi, cha mẹ đều mất cả, Ngài quay vào châu Ái (tức Thanh Hóa ngày nay) làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, sau được Đình Nghệ gả con gái cho. Lúc này Dương Đình Nghệ là nha tướng của Khúc Hạo đang đóng quân bản bộ ở đó.
Năm 923, sau 6 năm lập quốc, nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ nhất đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ. Họ Khúc dấy nghiệp được 17 năm thì mất (906 - 923). Lúc này lực lượng của Dương Đình Nghệ chưa đủ mạnh, Ngô Quyền vừa là tướng tâm phúc vừa là con rể đã cùng chủ tướng củng cố hậu phương, xây dựng quân đội trong 8 năm, đến đầu năm 931, Ngô Quyền cùng Dương chủ tướng mới kéo quân từ Ái Châu ra Bắc tiêu diệt Nam Hán đoạt lại chức Tiết độ sứ Giao Châu. Sau chiến thắng, Dương Đình Nghệ sai Ngô Quyền quay về quản lý Ái Châu.
Ở Ái Châu, năm 937 được tin Kiều Công Tiễn đã giết hại Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ để tiếm quyền và chiếm lấy thành Đại La. Ngô Quyền đã phải kèm nén lòng căm thù kẻ phản chủ, tiếp tục củng cố lực lượng và tạo dung thời cơ trong 20 tháng nữa.
Đoán biết thế nào Ngô Quyền cũng đem quân ra hỏi tội, nên tên phản chủ Kiều Công Tiễn đã lộ mặt là kẻ bán nước, sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán Lưu Cung thấy đây là một cơ hội tốt để xâm chiếm nước ta một lần nữa, cũng là để trả thù cho lần thất bại 6 năm về trước, bèn phong cho con là Hoằng Tháo làm Giao Vương và sai đem quân sang cứu Công Tiễn để thừa thế hòng cướp nước ta.
Đứng trước nguy cơ đất nước lại bị phương Bắc xâm lược và nhận thấy hành động bán nước của Công Tiễn đang làm phương hại đến sự nghiệp giành lại quốc quyền cho dân tộc mà họ Khúc, Họ Dương đã mưu đồ trong 30 năm, Ngô Quyền bèn đem quân ra Bắc một lần nữa.
Tháng đầu mùa đông năm Mậu Tuất (938), được quân dân cả nước theo về, Ngô Quyền đã hạ thành Đại La, giết tên gian thần bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối họa bên trong. Rồi đó Ngài tổ chức chống giặc ngoài. Trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng đã bày sẵn! Tháng 12 năm ấy, nơi đây đã là mồ chôn quân xâm lược Nam Hán cùng chủ tướng của chúng là Lưu Hoằng Tháo. Trận đánh chỉ diễn ra trong vòng một con nước triều, tức là chưa đầy một ngày, không chỉ đánh tan trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo mà còn chôn vùi vĩnh viễn tham vọng xâm chiếm nước ta của nhà Nam Hán suốt từ đó cho đến khi bị diệt vong vào năm 971.
Mùa xuân năm sau, năm 939, Ngô Quyền tức vị xưng Vương, giành lại quyền độc lập tự chủ cho đất nước sau hơn 1000 năm Bắc thuộc.
Sử gia Lê Văn Hưu đã từng nhận xét: “Tuy chỉ xưng Vương chưa lên ngôi Đế đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngỏ hầu đã nối lại được”.
Một trăm năm trước, chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đã suy tôn Ngô Quyền là “Vị tổ trung hưng đất nước” sau các vị tổ dung nước là các Vua Hùng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam thời hiện đại đã từng ca ngợi Ngô Quyền bằng mấy câu thơ tuy mộc mạc nhưng vô cùng sâu sắc:
Ngô Quyền người ở Đường Lâm.
Cứu dân thoát khỏi cát lầm ngàn năm
Theo nhà sử học Lê Văn Hưu, thì "Dù thế nào đi nữa, Tiền Ngô Vương vẫn là một vị vua mưu tài đánh giỏi, làm nên công tái tạo, đứng đầu các vua”. Và chiến thắng Bạch Đằng mùa đông năm 938 là “cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng là võ công cao cả, vang dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng lẫy một thời bấy giờ mà thôi đâu”- như lời sử gia Ngô Thì Sĩ viết trong Việt sử tiêu án.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không chỉ có ý nghĩa là dấu chấm hết ách đô hộ của phong kiến phương Bắc suốt một ngàn năm đối với nước ta, mà còn có ý nghĩa là điểm mở đầu cho nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta. Đúng 350 năm sau trận đánh Bạch Đằng lần thứ nhất ấy, nghệ thuật thủy chiến đó đã được nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn kế thừa và phát huuy: Cũng bằng trận địa cọc trên cùng con sông ấy đã tiêu diệt sáu vạn quân xâm lược, kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba năm 1288.
Khảo cứu:
Theo “Thần tích đền Cấm và An Trì (Hải Phòng) thì: Tiên tổ Ngô Quyền tên là Tùng vốn người Bắc quốc, cuối thời Đông Hán vì loạn to, khổ vì siêu dịch phải chạy lánh sang nước Nam, lấy vợ ở Đường Lâm, người họ Đỗ. Ông sinh ra ba trai là Tương, Lý, Đỗ. Tương sinh Vinh. Vinh sinh 6 trai, trưởng là Xuân. Xuân giúp Triệu Quang Phục chống đô hộ. Xuân sinh Hoa. Hoa sinh Côn. Côn lấy vợ người họ Phạm ở Đường Lâm, sinh hai trai, một gái, trưởng là Ngô Quyền”.
Theo thần tích này, phả hệ những đời đầu họ Ngô là:
Đời 1: Tùng - sang Việt Nam thời Đông Hán (25 - 220)
Đời 2: Tương
Đời 3: Vinh
Đời 4: Xuân - giúp Triệu Quang Phục (549 - 570)
Đời 5: Hoa
Đời 6: Côn
Đời 7: Ngô Quyền (897 - 944)
Đối chiếu với niên biểu, thì: Từ Tùng tới Ngô Quyền là 7 đời, mà thời gian tới 670 năm (tính từ năm cuối của thời Đông Hán là năm 220 tới năm sinh của Ngô Quyền là 897). Mỗi đời cách nhau gần 100 năm là điều không thể có được.
Vả lại, thần tích ở hai đền Cấm và An Trì cũng không rõ ai viết và viết vào đời nào để làm cơ sở nghiên cứu. Do đó thuyết này là không có cơ sở và không đúng về niên biểu. Nhưng chúng tôi vẫn ghi lại để cùng nghiên cứu. Phả đồ chúng tôi giới thiệu trên là căn cứ vào bản phả do Hán Quốc công Ngô Lan biên soạn năm 1477.