Tên húy: | PHẠM NGÔ CẦU** |
Giới tính: | Nam |
Tình trạng: | Đã mất |
Chức vụ phẩm hàm: | Tạo Quận công |
Ngày giờ sinh: | 1720 |
Ngày giờ mất: | 1786 |
Hưởng thọ: | 66 |
Bố: | NGÔ ĐĂNG LÝ* (Phạm Ngô Lý) |
Mẹ: | Ngô Thị Loan |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Phạm Ngô Tùng | Đã mất | |
2 | Phạm Ngô Thiệu (tt) | Đã mất | |
3 | Phạm Ngô Luận | 1722 | Đã mất |
4 | Phạm Ngô Hà | Đã mất | |
5 | Phạm Ngô Hùng (tử trận) | Đã mất | |
6 | Phạm Ngô Diên (vt) | Đã mất | |
7 | Phạm Ngô Luật (Hậu duệ ở Chương Mỹ, Hà Nội) | Đã mất | |
8 | Phạm Ngô Nho | 1722 | Đã mất |
9 | Phạm Ngô Trác | 1724 | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Phạm Ngô Thủy | 1742 | Đã mất |
2 | Phạm Ngô Tố* | 1755 | Đã mất |
3 | Phạm Ngô Thạch (Con cháu ở tại Gia Cầu - Hà Vinh - Hà Trung - Thanh Hóa) | Đã mất | |
4 | Phạm Ngô Siêu | Đã mất | |
5 | Phạm Ngô Doãn (tử trận) | Đã mất | |
6 | Phạm Ngô Tuyển (tử trận) | Đã mất | |
7 | Phạm Ngô Chấn (Con cháu sống tại quê ngoại Phụng Công - Văn Giang - Hưng Yên) | Đã mất | |
8 | Phạm Ngô Nội (Họ Căng Hạ - Thọ Trường - Thọ Xuân - Thanh Hóa) | Đã mất |
STT | Họ tên | Ngày Sinh | Trạng thái |
---|---|---|---|
1 | Bà cả | Đã mất | |
2 | Đàm Thị Diễm | Đã mất | |
3 | Chu Thị Tiêm | Đã mất | |
4 | Hoàng Thị Khuyến | Đã mất | |
5 | Đinh Thị Tân | Đã mất | |
6 | Hoàng Thị Viên | Đã mất | |
7 | Nguyễn Thị Nghìn | Đã mất | |
8 | 9 bà vợ khác | Đã mất |
PHẠM NGÔ CẦU (1720-1786)
Tạo Quận công
Là con trai thứ 8 của Ngô Đăng Lý và là anh cả trong 3 anh em con bà vợ thứ tư của Ngô Đăng Lý là Nguyễn Thị Danh (1692 - 1769) người Xuân Hẻo huyện Tứ Kỳ.
Thuở nhỏ Phạm Ngô Cầu theo văn, năm Nhâm Tuất (1742), thi đỗ tam trường, năm Giáp Tý (1744) thi võ đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ). Năm Mậu Thìn (1748) làm đề lĩnh tứ thành, năm Mậu Dần (1758) làm trấn thủ Kinh Bắc. Năm Canh Thìn (1760) làm trấn thủ Hải Dương - Yên Quảng có công đánh giặc cướp biển Tàu được trọng thưởng. Năm Mậu Tý (1768) được trao chức thống lĩnh Sơn Tây, hợp đồng cùng với Hưng Hóa, Tuyên Quang đánh đồn Mường Thanh (đánh Hoàng Công Chất). Năm Kỷ Sửu phụ trách việc vận lương đánh dẹp Lê Duy Mật. Năm Quý Tỵ (1773) thăng trấn thủ Sơn Tây, năm Giáp Ngọ (1774) phụ trách quân lương để Quận Việp đánh chúa Nguyễn. Sau đó ông được chúa cho về nghỉ dưỡng nhàn. Chẳng được bao lâu, lại khởi phục phong làm Chinh Nam đại tướng quân, tước Tạo Quận công, trao chức trấn thủ Thuận Hóa, vào thay Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc (1713 - 1776).
Quận Tạo làm trấn thủ Thuận Hóa hơn 10 năm, đến năm 1786 Nguyễn Huệ đem quân từ Bình Định ra hạ thành Phú Xuân, Phạm Ngô Cầu bị bắt giải về Qui Nhơn luận tội phải chém.
Phạm Ngô Cầu có 16 bà vợ, 20 người con (có 8 con trai), trong đó 4 người được tập ấm Hoằng tín đại phu, 4 người được phong tước hầu; có 3 người cùng chết trận trong ngày Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, hôm 20 tháng 5 năm Bính Ngọ (tức 15-6-1786) là Tố Vũ hầu Phạm Ngô Tố, Hoằng tín đại phu Phạm Ngô Tuyển và Hoằng tín đại phu Phạm Ngô Doãn.
Trong 4 người được phong hầu, có 1 người do nhà Tây Sơn phong tặng. Đó là Đĩnh Ngọc hầu Phạm Ngô Siêu.
Nguyên cớ như sau: Phạm Ngô Cầu có người con gái Phạm Thị Đương là con bà vợ thứ 11 Nguyễn Thị Chung. Lúc Nguyễn Huệ công phá thành Phú Xuân, thị Đương cũng có mặt ở đó. Khi thành bị chiếm, thân phụ đầu hàng; vì thấy nàng có nhan sắc, Nguyễn Huệ bắt lấy muốn đưa về hầu hạ trong cung, nhưng nàng không chịu. Đến mồng 7 tháng 8 năm ấy, thân phụ bị xử trảm, thị Đương đưa yêu sách là được đưa xác cha về quê nhà mai táng, xong xuôi mới tuân mệnh. Yêu sách được chấp thuận, bà đưa xác thân phụ từ Qui Nhơn về Thanh Hóa, nhờ bà con hàng xóm cùng quân lính Tây Sơn chôn cất cha trên núi Vi Bồng thuộc bản xã Gia Cầu, mộ nay vẫn còn, thuộc xã Hà Vinh huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Rồi đó bà quay vào Phú Xuân thụ mệnh.
Nhờ việc này mà người anh trai khác mẹ Phạm Ngô Siêu được nhà Tây Sơn phong tước hầu như đã nói trên. Gia phả không cho biết bà có sinh được người con nào với vua Quang Trung không.