Thăm lại quê hương danh nhân Lê Ngô Cát

Thứ hai - 18/07/2016 20:02

Ngày 16/7/2016 Hội đồng Ngô tộc VN có chương trình về thăm và làm việc với Hội đồng Gia tộc xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội – quê hương của danh nhân Lê Ngô Cát.
Đoàn Hội đồng Ngô tộc VN dâng hương tại từ đường họ Thụy Hương
Đoàn Hội đồng Ngô tộc VN dâng hương tại từ đường họ Thụy Hương

 

Đoàn có 3 người, do ông Ngô Vui, Chủ tịch Hội đòng dẫn đầu và hai thành viên khác: Ngô Hữu Minh, Ngô Văn Xuân cùng tham gia.

Mặc dù là ngày thứ 7 cuối tuần, song hôm đó đường phố Hà Nội vẫn tấp nập, đông đúc. Ngay từ sáng sớm, trên các tuyến trục: Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Lê Trọng Tấn (Hà Đông) dòng xe cộ đã nườm nượp trên đường, đến các ngã tư đèn đỏ phải chờ đợi khá lâu mới được thông xe. Vì vậy, từ trung tâm Thành phố Hà Nội đến thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) chỉ hơn 30Km nhưng phải mất gần 2 tiếng đồng hồ chúng tôi mới đến nơi. Hôm đó thời tiết lại khá nóng oi, chuyến đi  khá vất vả nhưng chúng tôi động viên nhau vì công việc Họ nên mọi người phải cố gắng. Vì lâu ngày không nhớ được đường nên từ thị trấn Chúc Sơn qua lối rẽ vào làng chúng tôi cũng phải một vài lần hỏi thăm xe mới đến được.

Theo kế hoạch hẹn trước, các vị đại diện Hội đồng Gia tộc họ Thụy Hương chờ đón chúng tôi tại nhà tiếp khách từ đường Dòng họ. Đón và làm việc với chúng tôi có các ông: Ngô Xuân Tụng - Chủ tịch, Ngô Quốc Chỉnh – Phó Chủ tịch, Ngô Quang Oánh – Thư ký, Ngô Văn Hồng - Ủy viên Hội đồng Gia tộc và một số vị đại diện các chi trong họ tộc.

Sau khi làm thủ tục dâng hương tại nhà thờ họ tộc, đoàn trở lại nhà khách bên cạnh để làm việc. Chúng tôi đã cùng nhau trao đổi những vấn đề về hoạt động dòng họ, nhất là vấn đề xây dựng gia phả, tìm hiểu nguồn gốc chi họ và một số nọi dung iên quan khác.

Họ Ngô xã Thụy Hương là một họ lớn, gồm có 4 chi, hiện có tới hơn 700 suất đinh. Theo nghiên cứu thì họ này phân chi từ chi V Dòng Trảo Nha – Thạch Hà – Hà Tĩnh. Thủy tổ họ Thụy Hương là cụ Ngô Phúc Bình, con trai cụ Ngô Văn Trị. Cụ Trị là em trai Đại Tư mã Ngô Văn Sở, một danh tướng nhà Tây Sơn. Do một nguyên nhân nào đấy đã chuyển về đây định cư, lập nghiệp.

Sau buổi trao đổi, làm việc, ông Ngô Xuân Tụng trao cho chúng tôi cuốn gia phả của dòng họ để tiếp tục việc nghiên cứu chắp nối, đồng thới bổ sung vào Phả hệ Họ Ngô Việt Nam. Ông Ngô Vui, Chủ tịch Hội đồng Ngô tộc VN thay mặt đoàn trao tặng  chi họ một số cuốn nội san Họ Ngô Việt Nam Xưa & nay và một số huy hiệu biểu trưng Dòng Họ làm kỷ niệm. Buổi làm việc đã đạt kết quả tốt đẹp.

Một việc tình cờ, trước luc đến nhà thờ Đại tộc họ Ngô Thụy Hương, khi hỏi thăm đường, chúng tôi được dân làng dẫn đến nhà thờ danh nhân Lê Ngô Cát. Lần trước về làm việc, chúng tôi có ý định đến thăm nơi đây nhưng vì điều kiện thời gian và một số yếu tố khách quan khác chưa đến được thì lần này may mắn lại được đến thăm nơi thờ tự vị danh nhân.

Lê Ngô Cát được mệnh danh là “người viết sử bằng thơ”, tác giả đầu tiên của cuốn Đại Nam Quốc sử Diễn ca – một cuốn sử viết bằng thơ mà trước đây khi là học sinh phổ thông chúng tôi từng được học. Lê Ngô Cát từng đỗ cử nhân, sơ bổ Giáo thụ phủ Kinh Môn (Hải Dương) ít lâu bổ Tri huyện Thất Khê (Lạng Sơn) rồi thăng Hàn lâm viện Biên tu. Ông là con cụ cử Lê Ngọc Duệ. Cụ Cử Duệ vốn họ Ngô, vì cha mẹ mất từ khi còn nhỏ, phải ở với cô ruột, được vợ chồng cô nuôi dạy như con đẻ, cho ăn học thành tài nên mang họ chồng cô – họ Lê. Cụ cử Duệ sinh được 4 trai: Lê Ngô Cát, Lê Ngô Hiệp, Lê Ngô Hiếu và  Lê Ngô Tư. Danh nhân Lê Ngô Cát lấy vợ nhưng chỉ sinh được 2 gái, không có con trai.

Khi làm việc với Hội đồng Gia tộc Thụy Hương chúng tôi được biết, từ đường thờ danh nhân Lê Ngô Cát trước đây đã được Sở Văn Hóa - Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ) cấp bằng công nhận di tích. Sau này trong nội bộ dòng họ có sự lục đục, kiện tụng nhau xung quanh việc giành quyền quản lý Di tích. Ông Ngô Thế Sơn, hậu duệ đời thứ 11,  trước đây tự ý phá nhà thờ cũ xây lại để vừa thờ tự danh nhân Lê Ngô Cát, vừa làm nhà ở của gia đình, việc đó đã gây mâu thuẫn trong nội bộ hàng chục năm trời. Đến nay việc tranh chấp đã cơ bản được giải quyết.  Huyện Chương Mỹ đã cấp cho dòng họ 300 triệu đồng để giải quyết một số nội dung, trong đó có việc hỗ trợ ông Ngô Thế Sơn tìm chỗ ở mới, trả lại nơi thờ tự mà ông Sơn đang ở cho dòng Họ.

Hiện nay họ Ngô Thụy Hương phối hợp với chính quyền địa phương đề nghị và đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội làm thủ tục cấp lại bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh/thành đối với nơi thờ tự danh nhân Lê Ngô Cát. Tới đây, khi giải quyêt xong những vướng mắc trên, dòng Họ sẽ cùng địa phương tổ chức Lễ đón nhận Bằng Di tích của Thành phố. Chúng tôi cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền của thành phố Hà Nội cần xem xét để môt con đường, một địa danh của Thủ đô được mang tên Lê Ngô Cát nhằm ghi nhận công lao xứng đáng của ông đối với đất nước.

Hy vọng rằng, Hội đồng Gia tộc và bà con họ Ngô xã Thụy Hương sẽ sớm giải quyết ổn thỏa thống nhất phương án để quản lý, bảo quản tốt nhất khu di tích nhà thờ Lê Ngô Cát, góp phần nâng cao sự tôn vinh đối với một danh nhân, một người con ưu tú của Dòng Họ, quê hương.

 

Ngô Văn Xuân

 

Dới đây là một số hình ảnh

 

Ban thờ danh nhân Lê Ngô Cát

 

Bia đá trước nhà thờ Lê Ngô Cát

 

Đoàn L/V với Hội đồng Gia tộc họ Ngô Thụy Hương

 

Ông Ngô Vui trao quà kỷ niệm cho đại diện Chi họ trước từ đường họ tộc

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm258
  • Hôm nay38,102
  • Tháng hiện tại633,458
  • Tổng lượt truy cập41,262,565
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây