Những điều người già nên tránh

Chủ nhật - 25/12/2016 17:04

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.
Thể dục dưỡng sinh có ích với người cao tuổi
Thể dục dưỡng sinh có ích với người cao tuổi

 

 

1- Không nên luyện tập vào lúc sáng sớm

Ta vẫn có quan niệm cho rằng luyện tập vào buổi sáng sớm là tốt vì không khí trong lành. Điều đó chỉ đúng 1 phần vì từ 4 – 6h sáng theo quy định của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên luyện tập vào chiều tối tuy không khi không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

2- Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng

Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

3- Không nên ngoái đầu một cách đột ngột

Người già mạch máu thường sơ cứng, thành mạc dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu dột nhiên quay ngoắt về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn, cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt có người đã bị ngã. Vậy khi đang đứng hay đang đi, nếu có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại mà nên quay chầm chậm, tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

4- Không nên đứng co một chân để mặc quần.

Xương của người già thường bị xốp do thiểu canxi, nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần áo mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoăc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy hoặc dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm, nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

5- Không nên quá ngửa cổ về phía sau.

Có lần một ông già đã nghỉ hưu ở cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải đã bị liệt, nước mũi, nước dãi chảy dòng dòng và không nói được nữa phải đưa ngay vào bệnh viện. Trường hợp này là do có nhiều mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt các chất nhờn nôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên góc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá mức cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây thiếu mãu não dẫn đến ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ về sau quá mức.

6- Không nên thắt dây lưng quá chặt

Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hâu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép mạch máu bụng cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn dễ bị lòi ra khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng đến tiêu hóa. Vì vậy không nên thắt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretelles. Bình thường khi ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun, không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm luôn bị gò bó.

7- Không nên rặn quá mức khi đại tiện

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đai tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên muốn rặn thật nhanh để đi cho nhanh, nhưng nếu rặn quá sức mặt mũi đỏ gay thì rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu. Nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

8- Không nên nói nhanh, nói nhiều.

Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường, dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong  cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người, mỗi người được đọc 2 trang tài  liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc luyến thắng ngay lập tức huyết áp tăng, nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó cho thấy người già nên nói ít, chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

9- Không nên quá xúc động

Đối với người già mạch máu đã lão hóa, nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó người già không nên quá xúc động, tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.

 

Có một câu nói rất hay: “Đừng để chết về sự thiếu hiểu biết”. Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì sự thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài, mong rằng với bài viết này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.

 

Theo suckhoedoisong.vn

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay58,927
  • Tháng hiện tại524,488
  • Tổng lượt truy cập47,249,596
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây