Vĩnh biệt Nghệ sĩ Nhân dân Ngô Mạnh Lân

Thứ sáu - 17/09/2021 06:24

Nghệ sĩ Nhân dân - Đạo diễn Ngô Mạnh Lân, cây Đại thụ của phim hoạt hình Việt Nam, cả cuộc đời gắn với tuổi thơ đã đi vào cõi Vĩnh Hằng.
 
NSND Ngô Mạnh Lân (1934 - 2021)
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, họa sĩ, đạo diễn phim hoạt hình Việt Nam Ngô Mạnh Lân, sinh ngày 9 tháng 11 năm 1934, quê quán xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Từ nhỏ ông đã thích vẽ, lớn lên ông đã kẻ vẽ các khẩu hiệu cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông theo gia đình đi tản cư, tham gia đội thiếu niên nhạc kịch, làm liên lạc sau đó làm công tác tại Sở Thông tin Liên khu X, đóng tại Phú Thọ. Năm 15 tuổi ông được cử đi học lớp cán bộ hướng dẫn thông tin, kẻ vẽ khẩu hiệu.

Năm 1950 Ngô Mạnh Lân có điều kiện và chính thức thi vào Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông theo học họa sĩ khóa kháng chiến cùng với nhiều người sau này có nhiều họa sĩ, hội họa có tên tuổi, nổi tiếng như: Lưu Công Nhân, Nguyễn Trọng Kiệm, Lê Huy Hòa, Trần Lưu Hậu và Mai Long. Bước ngoặt trong cuộc đời của ông sang đạo diễn Điện ảnh, phim hoạt hình là: Người Việt Nam đầu tiên được cử đi du học về chuyên ngành thiết kế, đạo diễn phim hoạt hình. Ông cũng là sinh viên Việt Nam đầu tiên hệ đại học từ năm 1955 tại Trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên Xô danh giá thời đó. Trong 17 phim hoạt hình mà ông làm đạo diễn, nhiều người biết đến Ngô Mạnh Lân và ông là họa sĩ của tuổi thơ chính là phim hoạt hình và những trang minh họa: “Dế mèn Phiêu  lưu ký”, đặc biệt phim hoạt hình búp bê: Chuyện ông Gióng sản xuất năm 1970 đã được giải: Bồ câu vàng trong Liên hoan phim hoạt hình và tài liệu quốc tế Leizig (đến nay bộ phim này của Việt Nam duy nhất được giải vàng quốc tế có uy tín như giải Bồ câu vàng này). 

Nhìn ở góc độ đóng góp xã hội, Ngô Mạnh Lân là người nổi tiếng nhiều hơn trong lĩnh vực nghệ thuật, điện ảnh. Ông thường tham gia giảng dậy, viết sách về nghệ thuật phim hoạt hình. Cả cuộc đời ông chắt lọc được một khối lượng ký họa đồ sộ và giá trị về chiến tranh cánh mạng. Đó là từ những ngày chiến dịch Điện Biên Phủ đến cuộc sống lao động của nông dân miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cả những năm tháng trong đời sống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc và thời bao cấp ở nước ta. Bất cứ một thời điểm nào, ông đều phác họa cuộc sống một cách chân thực và sinh động của con người Việt Nam. Bộ sưu tập đi cùng với thời gian đã được ông tổ chức thành triển lãm: “Nét thời gian” tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2019 đã khẳng định điều đó.

Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật và điện ảnh của mình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, họa sĩ, đạo diễn phim hoạt hình Việt Nam Ngô Mạnh Lân được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1997 và Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Do tuổi cao, sức yếu ông đã mất ngày 15 tháng 9 năm 2021, thọ 87 tuổi. Xin thắp một nén nhang tỏ lòng thành kính tới ông! xin gửi lời chia buồn sâu sắc với gia đình và dòng họ.

Ngô Xuân Bình

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm347
  • Hôm nay57,451
  • Tháng hiện tại722,659
  • Tổng lượt truy cập52,217,050
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây