Uống nước thế nào đúng cách 

Thứ năm - 22/08/2019 18:04

Uống nước là nhu cầu và thói quen hàng ngày của mỗi người nhưng không phải ai cũng biết cách uống nước một cách hợp lý. Nước uống không chỉ là thứ cần thiết cho cuộc sống mà nó còn có công dụng thần kì trong việc chữa bệnh của con người.
 
n
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

1. Nước đối với cơ thể:

Trong cơ thể con người, 70% khối lượng là nước. Nước có ở cả bên trong lẫn bên ngoài các tế bào cơ thể, giúp hoà tan các chất dinh dưỡng và chất thải. Nước là môi trường truyền dẫn các tín hiệu não, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bôi trơn các bộ phận chuyển động. Hàng ngày cơ thể chúng ta mất rất nhiều nước thông qua hơi thở, nước tiểu, chất thải và mồ hôi, ngay cả khi ta ít vận động. Vì vậy ta cần thường xuyên bổ sung cho cơ thể một lượng nước cần thiết và dồi dào.

2. Các dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu nước và tác hại của nó:

Dấu hiệu đầu tiên của việc cơ thể thiếu nước là cảm thấy khát nước. Khi ta khát nước tức đòi hỏi bổ sung thêm lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nếu không đáp ứng đủ lượng nước trong nhiều ngày thì cơ thể sẽ có những biểu hiện như: khô môi, khô mắt; tóc khô dẫn đến rụng tóc kể cả mùa xuân hay mùa hè; khô da, da bị bong tróc; it đi tiểu, nước tiểu màu vàng sẫm thay vì màu vàng sáng; táo bón, ho khan, viêm phế quản…
Trường hợp cơ thể thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn tới huyết áp giảm, tim đập nhanh, miệng, da và niêm mạc bị khô, không đổ mồ hôi, mắt sưng, chóng mặt, cơ thể uể oải, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh đột quỵ.

3. Cách uống nước hợp lý:

- Uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Mỗi ngày uống bao nhiêu nước phụ thuộc vào nhu cầu riêng cơ thể của mỗi người, ngoài ra còn phụ thuộc vào các hoạt động hàng ngày nhiều hay ít. Một người bình thường trung bình mỗi ngày uống từ 1,5 đến 2,5 lít nước.
- Khi cần uống hết 1 ly nước, chúng ta không nên đứng mà nên ngồi, và nên uống từng ngụm nhỏ. Như thế lượng nước uống vào sẽ được đưa đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Nếu ta đứng, nước sẽ trôi tuột xuống ngay phần dưới cơ thể và nhanh chóng bị thải ra ngoài. Điều này không giúp ích gì nhiều cho sức khỏe.
Ở trạng thái khi ta đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân ta sưng lên. Khi ta ngồi hoặc nằm, nước được phân bố đồng đều khắp cơ thể khiến cho thận thải nước dễ dàng hơn, do đó độc tố cũng được dễ dàng loại bỏ hơn.
- Dưới đây là những điều quan trọng, xin mọi người hãy ghi nhớ:
+ 2 ly nước sau khi thức dậy: giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng.
+ 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút: giúp tiêu hóa.
+ 1 ly nước trước khi tắm: giúp giảm huyết áp.
+ 1 ly nước trước khi đi ngủ: phòng ngừa bệnh đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não.
- Chú ý nên uống nước nguội hoặc nước hơi ấm, không nên uống nước quá lạnh hoặc nước quá nóng.
Nước lạnh làm giảm nhiệt độ dạ dày và ruột, kìm hãm hoạt động của các enzim tiêu hoá, do đó thức ăn sẽ tiêu hoá chậm hơn, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, mạch máu ở hệ tiêu hoá co thắt sẽ cản trở việc lưu thông máu và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Uống một ly nước ấm sẽ giúp khí huyết lưu thông, cơ thể nói chung và hệ tiêu hoá nói riêng hoạt động trơn tru hơn.

4. Uống nước và bệnh đột quỵ:

Trong thực tế, các trường hợp đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu đặc lại, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ.
Trong một ngày, có lúc máu đặc, có lúc máu loãng. Hiện tượng này tuân theo một chu trình nhất định:
– Từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất.
– Sau đó dần dần loãng ra cho đến khoảng 12 giờ đêm, đây là thời gian máu loãng nhất.
– Rồi dần dần đặc lại cho tới buổi sáng hôm sau, và đặc nhất từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.
Các chuyên gia y học khuyên chúng ta nên uống nước buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ giúp cho máu loãng ra vào buổi sáng hôm sau, có lợi cho sự tuần hoàn của máu, và giúp phòng chống bệnh đột quỵ vào lúc sáng sớm.
Vì vậy mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (cỡ chừng một ly), thì khi sáng ngủ dậy, máu không những không bị đặc mà còn loãng ra.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ. Việc máu đông đặc chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng hữu ích nhất định đối với việc phòng chống đột quỵ.

ST

 

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay34,259
  • Tháng hiện tại773,394
  • Tổng lượt truy cập50,136,612
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây