Khái lược hệ thống khoa cử Việt nam thời Phong kiến

Thứ hai - 02/03/2020 19:02

HNVN xin giới thiệu khái lược chế độ khoa cử Nho học và Võ học thời phong kiến của Việt Nam để bạn đọc dẽ nhớ trong quá trình nghiên cứu các tài liệu liên quan.
 
m
Trường thi thời Nguyễn (Ảnh Intrnet)

I – Hệ thống khoa cử Nho học:

Nói chung,  Hệ thống khoa cử Nho học chính thống xưa bao gồm thi Hương, thi Hội và thi Đình. Cứ 3 năm thì tổ chức một kỳ thi Hương, năm trước thi Hương thì năm sau tổ chức thi Hội, thi Đình. Ngoài ra, Nhà nước phong kiến còn tổ chức các kỳ thi đặc biệt để tuyển chọn nhân tài vào một số dịp đặc biệt nằm ngoài quy định khoa cử Nho học thông thường gọi là Ân khoaThịnh khoa. Ân khoa thường áp dụng với kỳ thi Hương, Thịnh khoa thường áp dụng với kỳ thi Hội, thi Đình.

Trong khoa thi Hương, những người thi đỗ được gọi là Hương cống (thời Nguyễn gọi là Cử nhân), người đỗ cao nhất được gọi là Giải nguyên, người đỗ thứ hai gọi là Á nguyên.

Những người đã đỗ kỳ thi Hương năm trước thì được dự kỳ thi Hội, thi Đình năm sau. Khoa thi Hội gồm 4 môn thi (mỗi môn thi gọi là một trường). Thí sinh đủ điểm môn thứ nhất gọi là Nhất trường, được thi tiếp môn thứ hai. Thí sinh đủ điểm môn thứ hai gọi là Nhị trường, được thi tiếp môn thứ ba. Thí sinh đủ điểm môn thứ ba gọi là Tam trường, được thi tiếp môn thứ tư. Thí sinh đủ điểm môn thứ tư gọi là Tứ trường, được coi là Trúng cách, tương đương với đỗ khoa thi Hội. Người đỗ khoa thi Hội thì được coi là Tiến sĩ Nho học. Người đỗ cao nhất trong một khoa thi Hội được gọi là Hội nguyên. Tiếp sau đó, tất cả những người đỗ khoa thi Hội được vào dự thi Đình (có năm gọi là thi Điện) để phân định thứ bậc cao thấp. Người đỗ đầu kỳ thi Đình được gọi là Đình nguyên. Sau khi thi Đình, những người thi đỗ được phân chia thành các bậc từ cao xuống thấp, gồm:

- Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Nhất danh (tức Trạng nguyên);
- Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Nhị danh (tức Bảng nhãn);
- Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Tam danh (tức Thám hoa);
- Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp);
- Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân (gọi chung là Tiến sĩ).

Ngoài ra, thời Trần – Hồ có khoa thi Thái học sinh, những người thi đỗ được gọi là Thái học sinh, tương đương với Tiến sĩ Nho học. Dưới triều Nguyễn, khoa cử Nho học không lấy đỗ Trạng nguyên, nhưng lấy vớt những người thi Hội mà chưa trúng cách, gọi là Phó bảng, những người này kém hơn Tiến sĩ Nho học (trong cac bia Tiến sĩ, Phó bảng không được khắc danh).

II- Hệ thống khoa cử Võ học:

Thời Lê, khoa cử Võ học được tổ chức 3 năm một lần, gồm thi Bác cử và thi Sở cử. Thi Sở cử là kỳ thi tổ chức ở địa phương để tuyển chọn những người tham dự kỳ thi Bác cử ở kinh đô. Những người thi đỗ kỳ Sở cử được gọi là Cống sĩ. Những Cống sĩ này được tham gia kỳ thi Bác cử. Những người thi đỗ khoa Bác cử được gọi là Tạo sĩ (tức Tiến sĩ Võ học, tương đương Tiến sĩ Nho học).

Thời Nguyễn, Khoa cử Võ học được tổ chức như Khoa cử Nho học, gồm thi Võ cử nhân, Võ hội thí, Võ điện thí. Những người thi đỗ kỳ thi Võ cử nhân thì được gọi là Võ cử nhân và được dự kỳ thi Võ hội thí ở kinh thành Huế.

Khoa thi Hội gồm 3 môn thi (mỗi môm thi gọi là một trường) và một kỳ thi phúc hạch. Thí sinh đủ điểm môn thứ nhất gọi là Nhất trường, được thi tiếp môn thứ hai. Thí sinh đủ điểm môn thứ hai gọi là Nhị trường, được thi tiếp môn thứ ba. Thí sinh đủ điểm môn thứ ba gọi là Tam trường, được dự kỳ thi phúc hạch. Thí sinh đủ điểm 3 trường và vượt qua thi phúc hạch thì được coi là Trúng cách, tương đương với đỗ khoa thi Võ hội thí. Người đỗ khoa thi Võ hội thí được gọi là Tiến sĩ Võ học. Người đỗ cao nhất trong một khoa thi Võ hội thí được gọi là Hội nguyên. Tiếp sau đó, tất cả những người đỗ khoa thi Võ hội thí được vào dự thi Võ điện thí để phân định thứ bậc cao thấp. Người đỗ đầu kỳ thi Võ điện thí được gọi là Đình nguyên. Sau khi thi Đình, những người thi đỗ được phân chia thành các bậc từ cao xuống thấp, gồm:

- Đệ Nhất giáp Võ tiến sĩ cập đệ;
- Đệ Nhị giáp Võ tiến sĩ xuất thân;
- Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân.

Những người tham dự Võ hội thí mà chỉ đỗ 3 trường thí được gội là Phó bảng.

(Theo sách 1000 nhân vất lịch sử - văn hóa Thăng Long - Hà Nội của Hà Duy Biển)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay38,934
  • Tháng hiện tại258,058
  • Tổng lượt truy cập48,435,948
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây