Vắng như chùa Bà Đanh? 

Thứ ba - 15/01/2019 17:04

Từ lâu, câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh" đã được người Việt Nam sử dụng để chỉ những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Phải chăng ngôi chùa này không có ai đặt chân đến hay bởi sự thiêng liêng, kỳ bí khó lý giải?
 
v
Cổng Tan quan chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Chùa được xây dựng từ thời Lý (thế kỉ XI) do một người đàn bà giàu có trong làng cung tiến. Làng có tên chữ là Đinh Xá, tên nôm gọi là Đanh (nhiều địa phương cũng gọi cái đinh là cái đanh), vì vậy ngôi chùa được gọi là chùa Bà Đanh.

Ngôi chùa linh thiêng, cổ kính nhìn ra con sông Đáy có một quang cảnh vô cùng vắng lặng. Chùa thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Đây là một địa điểm rất xa xôi và cách trở so với trung tâm thành phố Phủ Lý.

Những câu chuyện “bí ẩn” về ngôi chùa cổ
  
Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh luôn được thêu dệt bằng những câu chuyện tâm linh kỳ bí mà tâm điểm là tượng Bà Đanh và tích "vắng như chùa Bà Đanh".

Người dân nơi đây bảo rằng, người đi đường trót cười cợt bình phẩm dù chỉ một câu bất kính cũng sẽ bị bà trừng phạt cho hộc máu hoặc mất mạng. Nhiều người lo lắng mà không dám qua chùa vì sợ không giữ được mồm miệng…

Dân trong vùng lưu truyền câu chuyện: Trước đây làng này yên ổn lắm, nhưng một dạo dân trong làng có  nhiều người bị điên. Một số người cho rằng, đất Hà Nam đang bị chùa bà Đanh ám, nhưng thật may, làng Đanh Xá đã xin rước Pháp Vũ về chùa làng để thờ và Chùa Bà Đanh trở nên linh thiêng từ khi làng tổ chức rước vong phật Pháp Vũ về thờ. Phật Pháp Vũ thuộc hệ Tứ Pháp chùa Dâu (Bắc Ninh) gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Lịch sử còn ghi lại sự linh ứng mỗi khi các vua thời Lý đến chùa Dâu cầu khấn, từ đó chùa các nơi xin rước Tứ Pháp về thờ.

 
b
Chù Bà Đanh nằm bên bờ sông Đáy

Như sự linh ứng, năm làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ có mưa to gió lớn làm đổ cây mít cổ thụ trong chùa. Người làng thấy lạ nên thuê thợ giỏi tạc tượng Pháp Vũ, sau đó hô thần nhập tượng và đặt trong điện thờ. Người thợ tạc tượng ấy sau một đêm nằm mơ thấy thần đến mách bảo dung nhan Pháp Vũ nên đã tạc lại theo giấc mộng kỳ lạ.

Chưa hết, sau khi nhập hồn cho tượng thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ nửa nổi nửa chìm. Người dân cứ đẩy ra thì vật lạ ấy lại dạt vào dù cho dòng nước có xoáy mạnh. Thấy lạ, dân làng bàn nhau vớt lên xem thì thấy đó là một cái ngai bằng gỗ. Họ đưa vào chùa và thật lạ, tượng vừa khít khi đặt vào ngai như được đo đạc trước.

Từ đó, trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lời đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương đổ về đông như đi hội, thuyền bè qua lại tấp nập hương khói và những câu chuyện thần bí bắt đầu được thêu dệt từ ngôi chùa này.

Người ta còn đồn rằng, du khách đến vãn cảnh chùa, nhiều vị cố chụp tượng Pháp Vũ nhưng không tài nào chụp nổi. Hình ảnh đều bị nhòa hoặc bị cháy phim không lý giải được… 

 
v
Cây cầu nối hai bờ sông Đáy lối sang chùa Bà Đanh


Vì sao lại “Vắng như chùa Bà Đanh”?

Vắng như chùa Bà Đanh, vì sao lại thế? Đây cũng là một câu hỏi ít người lý giải được.

Thời xưa nghe các cụ kể lại, khu vực chùa Bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện.

Lại có câu chuyện khác nói rằng, Chùa Bà Đanh nói đúng hơn là đền, thờ nữ thần Pô Yan Dari của người Chăm. Vị nữ thần này được tạc bằng đá, mang dáng hình rất phồn thực, hai chân dạng ra. Nữ thần này chuyên ban  phúc cho những người đến cầu cúng, nhất là những người đến cầu tự khi người này cầm gậy bằng đá thọc vào hạ bộ của thần như biểu tượng của sự giao phối thần thánh. Tên Bà Banh là cách gọi dân gian đặt cho ngôi chùa bởi sự phô phang đó nhưng sau do từ Banh thô tục nên gọi chệch đi thành Bà Đanh.

 
c
Núi Ngọc bên kia bờ sông Đáy đối diện chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh được biết đến như là "Chùa Sa Mạc" trong một thời gian dài. Chùa được đầu tư xây dựng với kiến trúc rất đẹp. Bên cạnh chùa, có nhiều di tích danh thắng như Núi Ngọc, Núi Cấm, Ngũ Động Sơn… mang ý nghĩa lớn lao. Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng chính sự vắng vẻ, tĩnh mịch này lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.

Ngày nay cảnh sắc của chùa Bà Đanh đã có nhiều đổi khác. Cảnh hoang sơ, tịch mịch xưa kia không còn nữa. Để qua sông vào chùa người ta không cần phải đi đò. Cạnh chùa, nối hai bờ sông Đáy nhân dân địa phương đã cho bắc một cây cầu bê tông vững chãi. Ngôi chùa hiện cũng đang được chính quyền địa phương cho trùng tu, nâng cấp khang trang, đẹp đẽ, du khách đến tham quan, chiêm bái ngày một đông. Hy vọng từ sự “nổi tiếng” của ngôi chùa cộng với sự quan tâm đầu tư của chính quyền và nhân dân địa phương, chùa Bà Đanh được gìn giữ như một di tích lịch sử văn hóa  quý giá và sẽ trở thành một địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bài tổng hợp

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập125
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay32,329
  • Tháng hiện tại880,494
  • Tổng lượt truy cập50,243,712
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây