Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán...
Ở Việt Nam, có hàng trăm địa danh bị thay đổi hay sai lệch về ngữ âm và chữ viết. Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự biến đổi này, chúng ta sẽ hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của các địa danh.
Ở các làng xã nông thôn Việt Nam, Thành hoàng là một niềm tin thiêng liêng, một chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng từ bao đời nay. Thờ cúng Thành hoàng cũng giống như thờ cúng tổ tiên, nó mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam.
Lịch sử bang giao giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại Trung Quốc kéo dài hàng ngàn năm. Cùng với những cuộc chiến và những năm chung sống hòa bình xen kẽ đã diễn ra nhiều cuộc đấu trí trên nhiều lĩnh vực. Trên lĩnh vực văn chương nghệ thuật thì cuộc đấu trí diễn ra trong câu đối đã thể hiện tài trí và khí phách hào hùng của ông cha ta.
Hàng năm, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng, nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa thì hội làng vui không kể xiết.
Lịch sử đã tạo ra các quốc gia có chủ quyền với cương vực rõ ràng. Tìm hiểu nguồn gốc quốc hiệu, nguồn gốc dân tộc qua lịch sử để tự hào rằng mảnh đất dưới chân ta, núi sông biển đảo ngày nay là của cha ông ta truyền lại cho hậu thế.
Khi nghiên cứu một tài liệu lịch sử, ta thường thấy thời gian sự kiện xảy ra được ghi bằng niên hiệu của một triều đại nào đó. Trường hợp người biên tập hoặc gười biên dịch quy đổi ra năm dương lịch thì thuận tiện cho người đọc; còn trường hợp ta đọc bản sao, hoăc chưa được quy đổi ra dương lịch thì gặp chút khó khăn trong việc định thời gian.