Về Hoành phi, Câu đối treo tại Đền Thượng Cổ Loa

Thứ sáu - 15/12/2017 17:04

Tại gian tiền tế Đền Thượng di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) có treo bức hoành phi và đôi câu đối với nội dung liên quan đến An Dương Vương và Ngô Vương Quyền. HNVN xin giới thiệu kết quả nghiên cứu của Họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, nhà nghiên cứu lịch sử cổ vật nghệ thuật về thời gian, xuất xứ và ý nghĩa của bộ hoành phi, câu đối này.
Hoành phi LIỄM PHÚC TÍCH DÂN tại gian tiền tế Thượng Điện Cổ Loa
Hoành phi LIỄM PHÚC TÍCH DÂN tại gian tiền tế Thượng Điện Cổ Loa


I. Hoành phi 
Bức hoành phi được treo phía trên giữa gian tiền tế với 4 chữ Hán: Liễm Phúc Tích Dân (Tích phúc ban cho dân). 
Nội dung lạc khoản: 
- Thượng khoản ghi bên trái bằng chữ Hán: Bảo Đại thất niên, Thập nhất nguyệt, thập tam nhật. Quan Truy hội trưởng xa đại nhân. Thừa đông niên lưu suất kim Y hữu đại  nhân đồng cung tiến. 
- Hạ khoản ghi bên phải bằng chữ Pháp: (1932). “QF FERT PAR MM. CHAIX PRESIDENT  DU TOURING CLUB DE FRANCE ET ANDLAUER ANCIEN GENERAL COMMANDANT DES TROUPES DE L INDOCHINE.
Dịch nghĩa của bản chữ Hán và chữ Pháp, thấy rõ nội dung ý nghiã và niên đại, Hoành phi này:  “Làm ngày 13, tháng 11, năm  Bảo Đại thứ 7 (1932) do  quý ông CHAIX, Chủ tịch  Câu lạc bộ Đua xe tại Pháp và quý ông ANDLAUER  nguyên  (cựu) Tướng quân chỉ huy các lực lượng quân đội tại Đông Dương  cùng cung tiến”. 

II. Câu đối 
tra5s*ha5rĐôi câu đối bằng chữ Hán được treo trên hai cột hàng thứ 2 phía trong của gian tiền tế với nội dung:
Thục quốc sơn hà nguyên cổ Việt
Loa Thành cung tẩm xướng Tiền Ngô.
Dịch nghĩa: 
Sông núi nước Thục là của nước Việt xưa
 Cung Tẩm Loa Thành  lại  khởi  thời Tiền Ngô
Nội dung lạc khoản:
- Thượng khoản: Bảo Đại Nhâm Ngọ niên. 
-Hạ khoản: Bản xã cửu phẩm Văn giai sung thứ chỉ (giấy) Nguyễn Tuẫn,  Lý  trưởng Hoàng Cảnh,  Phó Lý  Nguyễn Cung  Hoàng đông - đồng cung tiến - Trương Khanh, Trương Dĩ. 

III. Ý nghĩa và Niên đại của hoành phi và câu đối: 
1- Bức hoành phi “Liễm phúc tích dân” được làm năm Bảo Đại thứ bảy (1932), do hai người Pháp (tên, chức vị ghi trên) cung tiến vào đền Thượng ngày 13, tháng 11, năm 1932.
2- Đối với câu đối “Thục quốc sơn hà nguyên cổ Việt / Loa Thành cung tẩm xướng Tiền Ngô”: Lâu nay, câu đối này được nhiều người dẫn trong các bài viết, nhưng rất ít người biết nó nằm ở vị trí nào trong đền, mà đọc/dịch trực tiếp. Nên chủ yếu là chép lại nhau / dẫn lại. Bởi vậy mà niên đại câu đối làm từ bao giờ, ai là người lập ra câu đối này thì không thấy người nào nói rõ. Chúng tôi đã đến di tích để làm sáng tỏ điều này. 

 
treen

Lạc khoản hoành phi bằng chữ Hán
 
dưới

Lạc khoản bằng chữ Pháp
 
Đây là câu đối duy nhất nhắc đến Ngô Quyền trong khu Di tích Cổ Loa. Đó là vị Vương thứ 2 sau An Dương Vương 1000 năm, làm nên chiến thắng Bạch Đằng vang dội, giành lại độc lập, xưng Vương và xướng lập lại  kinh đô tại Cổ Loa (Thục Quốc sơn hà nguyên cổ Việt. Loa thành cung tẩm xướng Tiền Ngô).
 Một số sử gia “hẳn đã nhầm” như Lê văn Hưu cho rằng: Ngô Quyền “chỉ xưng Vương chưa lên ngôi Hoàng đế”? Vậy “Vương” và “Đế” thì  “xưng Đế” hơn “xưng Vương” ư? Ta cứ xem bước đi của Lịch sử: Bắt đầu là “Vương”, sau mới đến “Đế”. Câu đồng giao trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương, Tam Vương, Ngũ Đế…” ứng với chiều dài lịch sử Trung Hoa khởi từ Tam vương (Tam Hoàng: Thương- Ân- Chu) Tr CN sau mới đến Ngũ Đế (Ngũ Đại) thế kỷ X. Nước ta, Vương khởi từ Hùng Vương đến An Dương Vương, rồi Trưng Vương, đến Ngô Vương. Trước Ngô Quyền có hai vị xưng Đế là Lý Nam Đế rồi Mai Hắc Đế, nhưng kết cục không có triều đình, và nhanh chóng thất bại. Cuối thế kỷ X, Trung Hoa đang lủng củng phân hóa với thời Ngũ đại. Ngô Quyền với ý nghĩa truyền thống mà xưng Vương, sánh với thời Tam Hoàng, với thời Hùng Vương, An Dương Vương và lập lại Kinh đô ở Cổ Loa. Trảỉ qua ngàn năm Bắc thuộc, Ngài là vị Tổ trung hưng dân tộc - khôi phục Quốc thống (như Phan Bội Châu viết trong sách Việt Nam Quốc sử khảo). Triều Ngô tại Cổ Loa với Tiền Ngô Vương là Ngô Vương Quyền. Hậu Ngô là Ngô Thiên Sách Vương và Ngô Nam Tấn Vương. Câu đối ở Đền Thượng viết “Xướng Tiền Ngô” là ý đó. 

 
cd
Hạ khoản câu đối

Câu đối làm vào mùa Đông năm Nhâm Ngọ, thời Bảo Đại thứ 17 (1942) do quan cửu phẩm Nguyễn Tuẫn đề soạn, cùng Lý trưởng Hoàng Cảnh và phó lý Nguyễn Cung Hoàng người bản xã đồng cung tiến, Trương Khanh, Trương Dĩ (Có thể Trương Khanh/ Dĩ  là nghệ nhân).
Câu đối  này liên quan đến việc Thờ tự người anh hùng dân tộc Ngô Quyền tại khu di tích Cổ Loa, mới được đưa vào cận cuối của triều Nguyễn. Bấy lâu nay tìm kiếm di tích thờ Ngô Quyền trên đất Cổ Loa cũng không thấy? Ngược lại, vì nhận thức nhầm lẫn mà đổ tiếng oan cho Ngô Quyền, đã cắt đất cho bà phi người Dục Tú không có con, dân Dục Tú mất đất mà thù làng “lập bia đá thề nguyền? (bài Bình minh của Hà Nội (GS Trần Quốc Vượng) in trong sách Thăng Long Hà Nội (do Lưu Minh Trị và Hoàng Tùng chủ biên). Đó là nhầm lẫn, bởi thực chất bà phi này là Đào Thị Sa là “Nội cung Vương Phủ” thời Lê –Trịnh, sinh sau Ngô Quyền 700 năm. Điều này cần phải đính chính lại. 
Dựa vào các cổ vật ta biết: Vào các năm 1932 - 1942 thời Bảo Đại (1926-1945), tại Đền Thượng Cổ Loa có việc trùng tu/ Tu bổ.

HS Nguyễn Văn Chiến 
(Hội Mỹ thuật việt Nam)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Vương Hùng
    Đôi câu đối có 2 điếm sai: Không có THUC QUỐC mà là Nước ÂU LẠC và Thục Phán là tên của An Dương Vương. Cung tẩm không phải XƯỚNG từ Tiển Ngô mà cũng từ thời An Dương Vương.
      Vương Hùng   Vuonghung37@gmail.com   03/12/2023 00:41
Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay34,259
  • Tháng hiện tại774,955
  • Tổng lượt truy cập50,138,173
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây