Công chúa An Tư

Thứ năm - 15/09/2016 18:04

An Tư là công chúa thứ năm của vua Trần Thái Tông, được dâng cho Thoát Hoan để “thư giãn nạn nước”. Chính một phần nhờ vào sự hy sinh thầm lặng đó của Bà mà chỉ trong vòng 5 tháng sau đó, quân dân ta đã đánh tan 20 vạn quân xâm lược Nguyên Mông,
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

An Tư là con gái thứ năm, cũng là con gái út của vua Trần Thái Tông do một thứ phi sinh ra.

Có  thể  nói,  chúng ta không biết gì về bà, ngoại trừ việc  bà  được  cống  cho  tướng giặc Nguyên Thoát Hoan (năm 1285) “để làm thư giãn nạn nước”.

Nguyên Thế Tổ (1260-1295)- Hốt Tất Liệt, ngay sau khi tiêu diệt Nam Tống, đặt được ách thống trị lên toàn cõi Trung Hoa (năm 1279), đã có mưu toan thôn tính nước ta. Năm 1282, vua Nguyên sai Toa Đô đem 5 vạn quân theo đường biển đánh Chiêm Thành, chờ sẵn khi Thoát Hoan mang 50 vạn  quân từ phía bắc đánh xuống, sẽ từ phía nam đánh ra tạo thành hai gọng kìm nhằm bóp nát binh lực nhà Trần.

Cuối năm 1284, đại quân của Thoát  Hoan tràn vào nước ta, thế như bão lốc. Quân ta thua liên tiếp ở Chi Lăng, rồi Vạn Kiếp, rồi Đông Bộ Đầu...  Vua và Thượng hoàng phải bỏ Thăng Long chạy về Thiên Trường. Thế quân Nguyên mỗi lúc một to, chiếm đóng khắp nơi. Bọn hoàng tộc Trần ích Tắc (1254-1329), Trần Lộng, Trần Tú Viên cùng thuộc hạ đều ra hàng giặc cả.

Trong  tình  cảnh  ấy, nhà  Trần phải hiến công chúa An Tư cho Thoát Hoan để lấy một khoảng lặng cần thiết cho  hai  vua và Quốc  công  tiết  chế Trần Hưng  Đạo  tổ chức lại lực lượng, xốc lại tinh thần binh tướng.

Có  nhìn  lại  bối  cảnh  lịch  sử lúc đó, đất nước ta bị giặc Nguyên đặt trong tình thế nước sôi lửa bỏng như thế, mới thấy hết sự hy sinh lớn lao vì nạn nước của Bà.

Chính nhờ một phần vào sự hy sinh thầm lặng đó của Bà mà chỉ trong vòng 5 tháng sau đó, quân dân ta đã đánh tan 20 vạn quân xâm lược Nguyên Mông, chém đầu Toa Đô,  khiến  Thoát Hoan phải nhục nhã chui  vào  ống đồng trốn chết mà chạy về nước.

Đất nước sạch bóng  quân  xâm lược, không  thấy  sử sách nhắc đến sự hy sinh của Bà, có chăng chỉ là những văn nhân thi sĩ. Chẳng lẽ sự hy sinh đó  không đáng được tôn vinh?  Hay đó là thân phận người phụ nữ ở thời đại ấy nó vậy!  Chúng ta tri ân Bà vì sự hy sinh và thương cảm Bà vì sự bạc bẽo của người đời!

Hai tác giả Các triều đại Việt Nam là Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng cũng dẫn An Nam chí lược, nhưng lại cho rằng bà có hai con với Thoát Hoan. Điều đó là không đúng. Người con gái sinh hai con với Thoát Hoan không phải An Tư mà là con Trần Di Ái, em gái Trần Tú Viên. Cuộc hôn nhân này diễn ra năm 1336 (An Nam chí lược tr. 249), chứ không phải năm 1285.

Đền Thôn Viên xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm, Hà Nội thờ một công chúa nhà Trần là Trần Khắc Hãn. Theo chúng tôi thì tên Khắc Hãn không phải là tên thật mà chỉ là tên "biểu trưng" của công chúa An Tư đã hi sinh thân mình để chế ngự sự hung hãn của kẻ thù Nguyên-Mông.

 

Ngô Vui

(Trích trong sách Các công chúa và phi hậu nhà Trần)

 Từ khóa: Công chúa, An Tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay33,104
  • Tháng hiện tại665,172
  • Tổng lượt truy cập47,390,280
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây