Công chúa Thụy Bảo nhà Trần

Chủ nhật - 05/03/2017 19:02

Công chúa Thụy Bảo là Phu nhân Uy Văn vương Trần Toại, sau tái giá lấy Trần Bình Trọng
Chùa An Lạc hoa viên tại thôn Tiền, xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, Nam Định
Chùa An Lạc hoa viên tại thôn Tiền, xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, Nam Định

.          

          Trần Thừa                       
                 |                                
         ——————

         |                    |

Thụy Bà      Trần Cảnh        
        |                     |                   
  Trần Toại    Thụy Bảo          
 

 

Công chúa Thụy Bảo là công chúa thứ ba của vua Trần Thái Tông, em cùng mẹ  với  công chúa Thùy Dương và  là   vợ Trần ToạI. 

Như trên đã biết, Trần Toại hiệu Sầm Lâu, tước Uy Văn vương là con trai Thụy Bà, cháu nội Kiến Quốc vương Trần Tự Khánh. Như vậy, Trần Toại và Thụy Bảo là anh em con cô con cậu ruột, nghĩa là hai người ở cùng hàng. Trần Toại có tài và say mê văn học, có tiếng ở đương thời. Với ông, văn thơ là tất cả. Thơ ông có câu:

Muôn vật rồi ra đều hóa đất
Văn thơ để lại quý hơn vàng

Trần Toại chết lúc mới 24 tuổi, chưa có con, bà sớm trở thành góa bụa khi tuổi hãy còn quá trẻ.

Lúc bấy giờ, tại triều viên dũng tướng Trần Bình Trọng cũng vừa góa vợ, con gái Chiêu Hiền còn nhỏ cần phải có người chăm sóc. Trần Bình Trọng là dòng dõi Lê Đại Hành, cha ông làm quan đời Thái Tông có công được ban quốc tính.  Vua Trần Thánh Tông thương tình mới gả công chúa Thụy Bảo cho Trần Bình Trọng để quận chúa Chiêu Hiền có người chăm nom, nuôi dạy. 

Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ hai (năm 1285) Trần Bình Trọng bị giặc bắt, chúng chiêu hàng thì sẽ cho làm quan. Ông dõng dạc tuyên bố: “Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Kẻ thù xâm lược căm tức, giết chết ông. Công chúa Thụy Bảo lại một lần nữa góa chồng! 

Công chúa Thụy Bảo yêu thương, nuôi dạy quận chúa Chiêu Hiền như con đẻ. Khi Trần Anh Tông lên ngôi (năm 1294), lấy quận chúa Chiêu Hiền làm thứ phi và quận chúa đã sinh Hoàng tử Trần Mạnh (năm 1300, sau là Minh Tông). Sau khi Chiêu Hiền sinh Hoàng tử Mạnh, công chúa Thụy Bảo lánh về nương nhờ cửa phật ở núi  Hổ, rồi sau đó lập chùa Phúc Lâm ở  thôn Tiền xã An Lạc (nay thuộc xã Tam Thanh huyện Vụ Bản) và về tu ở đó. Đồng thời bà cũng khai khẩn đất hoang tạo thành khu vườn hoa tươi tốt, gọi là An Lạc hoa viên.

 

Ban thờ hai công chúa Thụy Bảo và Huyền Trân tại chùa      
 Hổ Sơn  trên núi Hổ ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định

 

Vài năm sau, năm 1307, công chúa Huyền Trân từ Chămpa về, cũng lánh về núi Hổ, lập chùa Nộn Sơn để tu. Hai bà cháu mỗi người một chùa, ngày đêm cầu kinh niệm phật để vơi dần nỗi xót xa trong lòng, mà hướng về cõi Niết bàn thanh tịnh. 

Khi công chúa Thụy Bảo viên tịch, nhân dân xây bảo tháp ngay trong vườn An Lạc và chuyển chùa thành nơi thờ công chúa ngay giữa làng. 

Về sau, khi công chúa Huyền Trân mất, thì hai sư nữ vốn là công chúa thời Trần, được dân địa phương tạc tượng thờ phụng hai Bà tại chùa Hổ Sơn trên núi Hổ.

 

Ngô Vui

(Trích trong tập Các Công chúa và Phi hậu nhà Trần)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay34,259
  • Tháng hiện tại774,328
  • Tổng lượt truy cập50,137,546
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây