Thái Bình quê hương Lý Bí ở đâu?

Chủ nhật - 12/07/2015 20:02

Quê hương Lý Bí (cũng gọi Lý Bôn) là một vấn đề phức tạp, đã được nhiều học giả danh tiếng xưa nay bàn đến. Sở dĩ như vậy là bởi ông vua nhà Tiền Lý này sống cách chúng ta ngày nay hơn 1470 năm, trong khi quốc sử thì chỉ mới được các sử gia thời Trần - Lê ghi chép sau này.
Hình minh họa (nguồn: Internet).
Hình minh họa (nguồn: Internet).

 

Nghĩa là các nhà chép sử sống sau sự kiện mà ta đang bàn hơn một ngàn năm, do vậy độ chuẩn xác không cao cũng là điều dễ hiểu. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư): "Vua họ Lý tên Bí, người THÁI BÌNH Long Hưng (tờ 4b, tr.70). Về sau một số người cho rằng THÁI BÌNH Long Hưng nói ở đây là tỉnh Thái Bình ngày nay. Điều đó rõ ràng là sai vì địa danh tỉnh Thái Bình chỉ mới có từ thời nhà Nguyễn. Nhiều người cho rằng quê Ngài ở huyện THÁI BÌNH được đặt từ thời nhà Đường, cụ thể là năm 621 (đúng ra phải là năm 712).

Những người theo quan điểm này đẫ cố công tìm kiếm địa danh ấy là chỗ nào trên đất nước ta. Cuối cùng thì cũng có hai nhận định được đưa ra: hoặc là vùng đất quanh thị xã Sơn Tây - Ba Vì; hoặc vùng Quốc Oai - Mỹ Đức.

Việc xác định quê hương Lý Bí như trên gần như ít thay đổi trong nhiều năm.

Thế rồi đến năm 2007, ông Minh Tú và Đinh Văn Nhật nêu ra giả thiêt: quê Lý Bí là ấp THÁI  BÌNH nay thuộc xã Tiên Phong huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Sau đó, đến năm 2012, một cuộc hội thảo khoa học lớn đã đã được tổ chức tại Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. Hội thảo đưa ra kết luận: quê Lý Nam Đế là thôn Cổ Pháp xã Tiên Phong huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, mà không hề đả động gì đến tên ấp THÁI BÌNH?

Chúng tôi cho rằng đây chỉ là sự áp đặt chủ quan của một số người theo sự mong muốn của tỉnh Thái Nguyên, có thể chỉ rõ tên, nhưng trước mắt chưa cần thiết phải làm như vậy.

Theo các tư liệu về địa chí trong thư tịch cổ nước ta thì địa danh thôn Cổ Pháp xã Tiên Phong là thuộc phủ Quảng Oai, đạo Sơn Tây, chứ không thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Phủ Quảng Oai và huyện Phổ Yên khá xa nhau, cho nên dù diên cách thế nào đi nữa thì cũng không thể là một được.

Vậy xin các nhà khoa học và các vị quan chức có mặt trong cuộc Hội thảo nói trên cho biết những bằng chứng về việc tồn tại địa danh thôn Cổ Pháp xã Tiên Phong ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên và thôn Cổ Pháp đó có phải là ấp THÁI BÌNH không? 

Trở lại nguồn thư tich cổ là sách Toàn thư : "Vua họ Lý tên Bí người THÁI BÌNH Long Hưng". Rõ ràng sử gia Ngô Sĩ Liên đã sai khi gắn Long Hưng vào Thái Bình, nhưng địa danh THÁI BÌNH cần phải được tôn trọng chứ không được "sổ toet" đi như kết luận của một cuộc hội thảo tầm cỡ quốc gia như vậy. 
Theo chúng tôi địa danh THÁI BÌNH, quê hương Lý Nam Đế có thể là hương THÁI BÌNH, ngày nay là xóm Tăng Phúc thuộc phường Quan Hoa quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong hậu cung đình này có tấm bia nói rõ nơi đây xưa kia là hương THÁI BÌNH và là quê hương Lý Thiên Bảo là anh ruột Lý Bí, tức Lý Nam Đế. Chúng tôi có hân hạnh mục sở thị tấm bia ấy và có cả văn bia trong tay.

Chúng tôi cho rằng rất có thể điều suy đoán của mình là  đúng. Chung quanh khu vực này (huyện Từ Liêm cũ) có đến 11 nơi thờ Lý Nam Đế, Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử. Phải chăng nơi đây đúng là quê hương Lý Nam Đế như tấm bia trong hậu cung Đình Tăng Phúc cho biết.

Xin giới sử học nước nhà hãy vì con cháu mai sau mà thận trọng thẩm định lại cho kỹ tránh tình trạng "phát một nơi thờ một nẻo" một lần nữa.

Hơn 1470 năm chưa tìm ra quê hương của vị anh hùng, dẫu nay có phải chờ hàng chục năm nữa để xác định cho chính xác, xét ra cũng chẳng có hại gì.

 

Ngô Vui

 

 Từ khóa: Thái Bình, Lý Bí

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm74
  • Hôm nay19,636
  • Tháng hiện tại468,166
  • Tổng lượt truy cập40,305,328
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây