Phong tục về những điều kiêng trong ngày Tết

Thứ năm - 08/02/2018 17:04

Theo quan niệm dân gian, trong ngày đầuTết Nguyên Đán mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó sẽ có những may mắn, công việc thuận lợi, hanh thông. Ngược lại nếu để xảy ra những điều xui xẻo, không hay thì sẽ bị “dông” cả năm.
Đào tết (ảnh: trên mạng)
Đào tết (ảnh: trên mạng)

Theo phong tục, trong ngày Tết người Việt có một số kiêng kỵ như sau:

1- Kỵ mai táng.
Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, nó có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với mọi người. Nếu gia đình có việc tang cũng phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui của mọi người.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng. Ngược lại, bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi, động viên gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp thì cố gắng thu xếp tổ chức chôn cất trong ngày đó, các gia đình đại kỵ để sang ngày mùng Một đầu năm.
Trường hợp không thể tổ chức tang lễ trong ngày, hoặc người chết ra đi đúng ngày mùng Một Tết thì gia đình chưa phát tang vội mà chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để sáng mùng Hai hoặc sau Tết làm lễ phát tang.

2- Kỵ cho lửa, cho nước. 
Mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là vận đỏ, là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v…
Cũng có người lại cho rằng, việc cho lửa có thể đem lại tai họa, điềm vận xui xẻo cho người khác. Nếu trong năm đó, nhà gia chủ có điều không may xảy ra thì người cho lửa vào ngày đầu năm sẽ dễ bị “đổ tội”.
Ngoài ra, đầu năm người ta cũng kiêng cho nước vì nước được ví như nguồn tài lộc, nguồn công năng cho gia đình, nếu cho đi sẽ mất lộc, làm ăn thất bát.

3- Kiêng quét nhà.
Người Việt kiêng quét nhà trong ba ngày tết, nhất là ngày mùng Một. Theo một điển tích cũ, nếu quét nhà sáng mùng Một Tết thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Người ta quan niệm, trong ba ngày tết tất cả các thứ trong nhà đều là lộc trời, lộc tổ tiên ban cho, nếu quét đổ đi tức là mình đẩy đi tài lộc may mắn. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài cũng sẽ đi mất.

4- Kiêng vay mượn.
Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn. Vì vậy ngày mồng Một Tết không bao giờ trả nợ hay cho vay.

5- Kiêng nói chuyện rủi ro, cãi chửi nhau.
Năm mới mọi người thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết. Những bậc cao niên cũng thường khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

6- Kiêng kỵ trong ăn uống.
Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Dân gian cho rằng, đây là những món ăn hay đem đến những điều xui xẻo, nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy cả năm, cả tháng.

(Theo Phong tục Việt Nam)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay68,270
  • Tháng hiện tại868,405
  • Tổng lượt truy cập47,593,513
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây