Ở Việt Nam ta, khi sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, thì một trong những nguyên tắc căn bản bạn cần nhớ là: nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và người tàn tật. Nhưng người dân Nhật Bản thì khác, họ không có thói quen nhường chỗ trên tàu điện ngầm.
Quả thực, lúc vừa tới Nhật Bản, vấn đề này khiến tôi băn khoăn, nhưng khi ở Nhật Bản hơn mười năm, tôi phát hiện ra việc nhường ghế ngồi của người Nhật không phải là “vấn đề lịch sự” mà là “vấn đề kỹ năng”.
Giống một vị giảng viên đại học mà tôi quen biết, tuy mới gần 60 tuổi, nhưng bởi vì tóc của cô đã bạc trắng, nên nhìn già hơn so với tuổi thật một chút. Bình thường tính cách của cô rất cởi mở, vui vẻ, nhưng có một lần gặp cô, thấy cô không ngừng thở dài, tôi không đành được nên phải hỏi: “Cô à, cô làm sao thế ạ? Cô gặp chuyện gì không vui sao?”. Kết quả cô trả lời rằng, sáng sớm nay lúc chờ xe điện, có một người đã nhường chỗ ngồi cho cô.
“Ai…! Chẳng lẽ mình đã già đến mức cần phải có người nhường ghế ngồi cho sao?”– Ánh mắt cô chứa chan một nỗi buồn và nói vậy. Bởi vì được người ta nhường ghế ngồi, cả ngày hôm đó cô giáo rầu rĩ không vui, cô cảm thấy như thể là người ta nhắc với cô rằng: “Bạn đã già rồi!”. Đối với kiểu người phiền muộn như cô, những người Nhật Bản sống ở hoàn cảnh có cùng văn hóa hầu như sẽ hiểu được.
Tôi đã từng nhường chỗ ngồi cho một bà mẹ bế con ở trên tàu điện, kết quả cũng không đạt kết quả tốt: Bà mẹ bế con kia ngoài việc không ngớt nói lời cảm ơn tôi, thì thế nào cũng không chịu ngồi xuống, nói rằng cô ấy chỉ còn hai, ba trạm nữa là đến nên không cần phải ngồi.
Về sau, một người bạn Nhật Bản nói cho tôi biết: “Dù cho bạn có ý tốt là nhường ghế ngồi, cũng không có nghĩa là người khác phải đồng ý tiếp nhận lòng tốt của bạn”. Có một số người Nhật sợ gây cho bạn “thêm phiền toái”, “không muốn tiếp nhận ân huệ của người khác”, còn có một số người Nhật Bản có tính cách “muốn hơn người”, nên không muốn trở thành “người được ưu ái chiếu cố”.
Trên tàu điện ở Nhật Bản, thực sự hiện tượng nhường chỗ ngồi là tương đối ít, ngoài việc do người Nhật Bản tương đối hờ hững với ý thức “kính lão”, không có dìu dắt nâng đỡ người già, không có thói quen nhường chỗ cho người già, cũng có nguyên nhân khác là bởi vì việc xã hội hóa người già ở Nhật Bản, rất nhiều người Nhật Bản có nhận thức về “người cao tuổi” hoàn toàn không giống với chúng ta.
Dưới dây là những lý do chính khiến người Nhật không muốn được nhường chỗ:
- Không muốn bị coi là người già: Khi bạn nhường ghế cho những người có tuổi, hành động đó đồng nghĩa với việc bạn coi họ là những người già. Điều này có thể bình thường ở nhiều nơi trên thế giới nhưng ở người Nhật họ cảm thấy bị “xúc phạm”.
- Không muốn gây phiền toái cho người khác: Tinh thần Samurai của người Nhật vẫn luôn ẩn bên trong những con người nhỏ bé ấy. Khi bạn nhường ghế cho người khác, điều này sẽ khiến họ cảm thấy họ gây phiền toái. Cộng với hào khí dân tộc. “Dù cho bạn có ý tốt là nhường ghế ngồi, cũng không có nghĩa là người khác phải đồng ý tiếp nhận lòng tốt của bạn”.
- Không muốn được ưu ái: Người Nhật luôn coi mọi người trong xã hội ai cũng bình đẳng như ai, có nghĩa là bạn đến trước và ban sẽ có chỗ ngồi, người đến sau họ sẽ đứng. Họ sẽ không phàn nàn kiểu “Tại sao 1 người đàn ông không nhường chỗ cho 1 người phụ nữ” hay “Tại sao bạn khỏe mạnh lại không nhường chỗ cho người có tuổi”.
- Lý do cuối cùng: các phương tiện công cộng tại Nhật luôn có khoang ưu tiên dành cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em và người khuyết tật. Nếu muốn họ có thể sử dụng khoang này.
Nếu thực sự bạn muốn nhường chỗ cho ai hãy đừng nói gì hãy đứng lên, giả bộ chuẩn bị xuống ga hay chuyển sang toa tàu khác. Người Nhật sẽ thoải mái ngồi xuống chứ họ sẽ không phải nghĩ ngợi việc bạn nhường ghế cho họ.
(Theo phunutoday)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn