Hội đồng Họ Ngô VN thăm họ Ngô Cổ Nhuế

Thứ sáu - 22/09/2017 14:45

Vừa qua, Hội đồng Họ Ngô Việt Nam cử đoàn 4 người do ông Ngô Vui, Chủ tịch Hội đồng dẫn đầu về thăm và làm việc với họ Ngô Cổ Nhuế.
Hội đồng Họ Ngô VN cùng đại diện Chi họ thắp hương mộ Tổ họ Cổ Nhuế
Hội đồng Họ Ngô VN cùng đại diện Chi họ thắp hương mộ Tổ họ Cổ Nhuế
 

Ngày 22/9/2017 (tức mồng 3 tháng 8 năm Đinh Dậu), nhân ngày giỗ Tổ, họ Ngô phường Cổ Nhuế quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội tổ chức họp họ. Hội đồng Họ Ngô Việt Nam cử đoàn 4 người do ông Ngô Vui, Chủ tịch Hội đồng dẫn đầu về thắp hương và làm việc với Chi họ.

Cụ Ngô Văn Nâu, 82 tuổi, và ông Ngô Đức Hiện đại diện cho Hội đồng Gia tộc cùng đông đảo bà con trong Chi họ đón tiếp và tham gia làm việc với đoàn,

Sau nghi thức thắp hương tại mộ Tổ, đoàn về hội trường gặp gỡ và làm việc với bà con trong Họ. Ông Ngô Đức Hiện thay mặt Hội đồng Gia tộc họ Ngô – Cổ Nhuế báo cáo kết quả những công việc đã làm được trong thời gian vừa qua, đồng thời nêu một số công việc chính sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Thay mặt Hội đồng Họ Ngô Việt Nam, ông Ngô Vui phát biểu với bà con trong Họ một số nội dung, trong đó nhấn mạnh việc Chi họ cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, viết tiếp gia phả cho hoàn chỉnh; việc hưng công, tìm đất xây dựng từ đường; việc động viên con cháu trong họ tích cực tham gia công việc của Dòng họ ở địa phương cũng như tham gia vào các hoạt động chung của họ Ngô cả nước và một số vấn đề liên quan khác. Buổi làm việc và giao lưu diễn ra trong không khí thẳng thắn nhưngrất đầm ấm và vui vẻ.

Họ Ngô Cổ Nhuế hiện có khoảng hơn 70 suất đinh. Theo đại diện Chi họ, căn cứ nội dung cuốn gia phả được chép năm Bảo Đại thập niên, tức năm 1935, thì Ngài Thủy tổ của chi họ là Ngô Trí Đức, là Thượng thư Bộ Lại và một cụ Ngô Pháp Nghiêm là Thị lang, và hai cụ sống vào đời TIỀN LÊ (980-1009).Tuy nhiên, theo ông Ngô Vui, Chủ tịch Hội đồng Họ Ngô Việt Nam, một trong những nhà nghiên cứu phả học hàng đầu hiện nay và có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hành chắp nối gia phả, thì điều đó không chính xác, mà các cụ chỉ có thể sống vào cuối thời Lê Trung hưng, cụ thể là trong thời Lê Hiển Tông (1740-1786), bởi mấy lý do sau:

1- Thời Tiền Lê chưa có những chức như cuốn Phả đề cập. Duy nhất một chức được trao cho Phạm Cư Lượng là chức Thái úy để nắm binh quyền. Họ Ngô ta có hai vị quan “đại thần” là Ngô Tử An, Ngô Tử Canh cũng không được trao cho chức gì cả.

2- Trong bản Phả, phần viết về cụ Thủy Tổ Ngô Trí Đức có đoạn: “Hiển Thượng tổ khảo thụ phong tiền Lê triều nhất đại Thượng thư Hoa thôn thị lang tước" (顯 上 祖 考 受 封 前 黎 朝 一 代 尙 書 花 村 侍 郞 爵).

Trong lịch sử chưa bao giờ có chức "Thượng thư hoa thôn" ; chỉ có Thương thư của một bộ nào đó như: Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại vv... Thường trong chính phủ thời phong kiến có 6 bộ, không có bộ nào tên là bộ HOA THÔN.

Chính vì vậy mà năm Mậu Tý (1948), cụ Ngô Văn … biên soạn lại gia phả chỉ viết ngắn gọn theo cách hiểu của mình: Nhất tổ Thượng thư Ngô Quý công tự Trí Đức hiệu Tôn Linh (一 祖 尙 書 呉 貴 公 字 智 德 号 尊 灵) thì bên cạnh có ghi chú bằng quốc ngữ: “Phần này trái với phần gia phả ở trên (có thể sai)”.

3- Căn cứ vào chức quan của cụ Trung Cần, một vị Tổ đời thứ hai của họ Ngô Cổ Nhuế ta cũng có thể khẳng định điều trên.

Cụ Trung Cần là một võ quan với chức CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG.mà chức CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG chỉ được đặt từ thời nhà Nguyễn.
Năm 1802, Gia Long lên ngôi đến năm 1819 thì chết, cũng chưa đặt chức này. Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, nhưng cũng chưa đặt chức này. Phải đến năm 1827 thì chức CHÁNH ĐỘI TRƯỞNG mới được đặt.Như vậy, đời thứ 2 của họ Ngô Cổ Nhuế sống vào THỜI NGUYỄN. Trước thời NGUYỄN là THỜI LÊ.
Do đó, đời thứ nhất tức cụ Ngô Trí Đức sống vào thời LÊ TRUNG HƯNG.

4- Bây giờ, xin bàn đến chức tước của cụ Ngô Trí Đức:
Hiển nhiên cụ Ngô Trí Đức không thể có 2 chức vừa là Thượng thư vừa là Thị lang được, vì Thượng thư hàm chánh nhất phẩm; còn Thị lang hàm chánh nhị phẩm (chênh nhau 2 bậc).
Cụ Ngô Trí Đức không thể là Thượng Thư vì Thượng Thư nhất thiết phải đậu Tiến sĩ trở lên. Trong gần 100 vị đỗ đại khoa của họ Ngô không có người nào là Ngô Trí Đức và cũng không có người nào quê ở Cổ Nhuế. Phòng ngừa có trường hợp đặc biệt chăng, chúng tôi đã phải tra cứu trong sách “Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống” NXB VHTT/2002 đã tìm thấy 22 vị họ Ngô đậu Hương cống (tức cử nhân về sau), nhưng không có ai là Ngô Trí Đức và cũng không có ai quê ở Cổ Nhuế.
Tóm lại, cụ Ngô Trí Đức, Thủy tổ họ Ngô Cổ Nhuế làm quan thị lang dưới thời Lê Hiển tông - cùng thời với cụ Ngô Thời Nhậm, họ Ngô Thời Tả Thanh Oai, chứ không phải Thượng thư dưới triều đại nhà Tiền Lê.

 

Mong rằng bà con họ Ngô Cổ Nhuế sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm, đồng thời tập trung sức lực để biên tập bổ sung, xây dựng cuốn gia phả của Chi họ được đầy đủ và chính xác.

 

Ngô Văn Xuân

   

Dưới đây là một số hình ảnh

 
đón đoàn
Đại diện họ Cổ Nhuế đón đoàn
 
Hội đồng Họ Ngô VN thắp hương tại mộ tổ
Hội đồng Họ Ngô VN thắp hương tại mộ tổ
 
Bà con đón đoàn tại hội trường
Bà con đón đoàn tại hội trường
 
Ông Ngô Vui, Chủ tịch Hội đồng Họ Ngô VN phát biểu
Ông Ngô Vui, Chủ tịch Hội đồng Họ Ngô VN phát biểu
 
Ông Ngô Vui gắn tộc chương cho chị Bùi Thị Hồng - con dâu họ Ngô
Ông Ngô Vui gắn tộc chương cho chị Bùi Thị Hồng - con dâu họ Ngô
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay45,585
  • Tháng hiện tại147,082
  • Tổng lượt truy cập48,324,972
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây