Thủ đoạn của Minh Thành Tổ và việc biên chép sử Việt

Thứ hai - 29/04/2019 18:04

Một tấm bia cũng phải phá lập tức, một mảnh chữ cũng không để còn… Hành động triệt phá này không chỉ là thủ đoạn nhằm tiêu diệt nền văn hóa bản địa ở Giao Chỉ, mà sâu xa hơn, nhằm xóa bỏ tất cả các chứng cứ lịch sử còn lưu lại ở đây.
 
n
Chân dung Minh Thành Tổ Chu Đệ (Ảnh ỉternet)

Năm 1398 Chu Nguyên Chương, người đã đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi Trung Hoa và thống nhất lại đất nước này, qua đời. Cháu nội ông là Chu Doãn Văn lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Kiến Văn. Thế nhưng chỉ sau đó vài năm, năm 1402, một trong những thân vương thế lực nhất là Yên Vương Chu Đệ đã nổi dậy, tiến quân từ Bắc Bình (Bắc Kinh ngày nay) xuống Nam Kinh (Giang Tô), đoạt ngôi của Chu Doãn Văn. Phủ Ứng Thiên ở Nam Kinh bốc cháy, nhưng Chu Doãn Văn không chết mà thay hình đổi dạng, mai danh biệt tích. Chu Đệ cướp ngôi của Chu Doãn Văn, lấy hiệu là Vĩnh Lạc, được gọi là Minh Thành Tổ.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là người Hoa chính gốc nên triều Hồng Vũ của ông ta là một triều đại Trung Hoa chính thống. Tuy nhiên triều đại của Chu Đệ thì lại khác. Cho dù Chu Đệ cố gắng khẳng định mình là con của Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu nhưng nghi án về nguồn gốc của Minh Thành Tổ vẫn cứ tồn tại đã hơn 600 năm nay. Theo những nguồn tư liệu khác nhau thì Chu Đệ là con của một cung phi người Cao Ly hoặc người Mông Cổ, đã “đẻ non” sau khi vào cung của Chu Nguyên Chương. Nói cách khác, Chu Đệ không hề mang dòng máu Trung Hoa đích thực nào, mà bản chất là người phương Bắc.

Hành động của Chu Đệ thể hiện khá rõ việc này. Ngay sau khi lên ngôi Chu Đệ lập tức tuyên bố dùng Bắc Bình làm Bắc Kinh, rồi lập ra sáu bộ làm việc ở đó. Bắc Bình là kinh đô của nhà Kim, sau đó tới nhà Nguyên (người Mông Cổ). Sau một thời gian xây dựng cung điện và nhiều lần trú ngụ lâu dài ở Bắc Kinh, tới năm Vĩnh Lạc thứ mười tám (1420) Chu Đệ hạ lệnh lấy Bắc Kinh làm kinh sư, chính thức dời đô lên phía Bắc. Rời bỏ Nam Kinh, vùng đất của người Hoa (nhà Nguyên gọi là người Nam) chuyển lên Bắc Kinh, vùng đất người Hán, người Kim là một bằng chứng cho thấy bản chất triều đại của Chu Đệ không còn là Trung Hoa nữa.

Việc sau này Chu Đệ có miếu hiệu là Thành Tổ cũng cho thấy triều đại nhà Minh từ Chu Đệ không còn là triều đại như thời Chu Nguyên Chương nữa vì một triều đại không thể có tới 2 vị tổ.

Điều đáng nói là Minh Thành Tổ ngay sau khi lên ngôi đã cho biên soạn lại các sử sách Trung Hoa theo ý đồ riêng của mình. Điển hình là bộ Thái Tổ thực lục, vốn là ghi chép thực sử của thời Hồng Vũ (thời của Chu Nguyên Chương), đã bị sửa lên sửa xuống, tới lần thứ ba Chu Đệ mới “tạm yên lòng”. Sửa chữa lại những điều ghi chép thực phải chăng muốn che đậy sự thực về xuất xứ và tính kế thừa chính thống triều đại của Chu Đệ?

Đặc biệt từ năm 1405 – 1408 Minh Thành Tổ đã cho triệu tập hàng trăm học sĩ do Giải Tấn cầm đầu thu thập sách vở trong thiên hạ để biên soạn bộ Vĩnh Lạc đại điển, trong đó phần ghi chép lịch sử chiếm một vị trí đáng kể. Có lẽ đây là một trong những cơn “bão nạn” mà lịch sử Trung Hoa đã bị nhào nặn, sửa đổi theo ý đồ của người phương Bắc. Sau khi trùng tu Thái Tổ thực lục, biên soạn Vĩnh Lạc đại điển, Tổng tài Giải Tấn bị vu tội “không biết giữ lễ bề tôi”, rồi bị ép chết trong ngục. Nguyên nhân sâu xa của cái chết này rất có thể là nhằm “giết người diệt khẩu”, che đậy việc cạo sửa sử sách dưới thời Minh Thành Tổ.

Chỉ sau 4 năm lên ngôi, năm 1406 Minh Thành Tổ cho quân tấn công nước Đại Ngu của Hồ Quý Ly. Trong đạo sắc 10 điều của Minh Thành Tổ đề ngày 8 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21/8/1406) gửi viên tướng viễn chinh Chu Năng trên đường y cất quân sang Đại Việt có một điều thứ tư rất đáng chú ý: “Hỏi xem cột đồng trụ hiện dựng ở đâu, phải đập cho nát và ném ra ngoài đường, để cho người trong nước đều trông thấy” (theo Việt kiệu thư).

Đây không phải là việc “tiện thể hỏi chơi” mà thực tình Minh Thành Tổ coi là một việc hệ trọng vì trong những sắc chỉ ban bố một năm sau đó, ông ta còn nhắc lại điều này (điều ghi thêm thứ hai trong Sắc chỉ đề ngày 9 tháng Giêng năm Vĩnh Lạc thứ 5). Cột đồng được xem là một bằng chứng “chinh phục” tiếng tăm của Mã Viện thời Đông Hán, ấy thế mà vua Minh lại bắt phá đi. Việc này là thế nào?

Có thể thấy ý nghĩa của cột đồng không hề là điều “sỉ nhục” khi mất nước, trái lại đó là niềm tự hào của người Việt, là mốc giới phân Nam Bắc mà giặc phương Bắc đã không thể vượt qua. Chính Mã Viện cũng muốn đập gãy cột đồng để chinh phục Giao Chỉ mà không thành (trong câu “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”). Minh Thành Tổ cho phá bỏ cột đồng tức là phá đi đường biên giới đã xác lập này, thực hiện việc xâm chiếm An Nam, sát nhập thành quận huyện của nhà Minh.

Cũng ngay khi mới tiến quân vào nước Nam, Minh Thành Tổ còn bí mật căn dặn quân lính: “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại [sách] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh một chữ chớ để còn” (Sắc chỉ bí mật, ban bố 10 điều cho quân lính tuân theo, xếp thứ tự ngay sau đạo sắc đề ngày 4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4. Việt kiệu thư).

Một năm sau, lệnh này lại được nhắc lại một cách nghiêm khắc hơn nữa: “Nhiều lần đã bảo các ngươi rằng phàm An Nam có tất thảy những sách vở văn tự gì, kể cả các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ, như loại “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết, và tất thảy các bia mà xứ ấy dựng lên thì một mảnh một chữ hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói những sách vở do quân lính bắt được, không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng đều làm vậy thì khi đài tải sẽ mất mát nhiều. Từ nay các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ thấy sách vở văn tự ở bất kỳ nơi nào là phải đốt ngay, không được lưu lại” (Điều khoản bổ sung vào sắc chỉ đề ngày 21 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5. Việt kiệu thư).

Một tấm bia cũng phải phá lập tức, một mảnh chữ cũng không để còn… Đây không chỉ là thủ đoạn nhằm tiêu diệt nền văn hóa bản địa ở Giao Chỉ. Sâu xa hơn những hành động triệt phá này là nhằm xóa bỏ tất cả các chứng cứ lịch sử còn lưu lại ở đây. Tại sao Minh Thành Tổ phải hành động quyết liệt như vậy? Và tại sao hành động này lại phải làm một cách bí mật, không để cho người Việt biết, như thể hiện trong sắc chỉ sau:

“Nay An Nam đã bình định xong; [...] trừ các loại chế dụ ra còn thì tất cả các đạo sắc viết tay và các ký sự thư thiếp, đã từng phát đi từ trước, cùng với sổ ghi chép mà Thành quốc công đã lĩnh, hoặc các thứ [sổ sách] trù nghị mọi việc, đều phải đem toàn số kiểm kê, đối chiếu, niêm phong cẩn mật, gửi trả lại, không cho lưu lại một chữ. Nếu có một chữ bỏ lại, rơi vào tay bọn kia thì rất bất tiện” (Sắc chỉ đề ngày 19 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5. Việt kiệu thư).

Minh Thành Tổ vừa xóa bỏ những dấu vết lịch sử ở nước Nam, vừa che dấu hành động của mình, rõ ràng là một ý đồ thâm độc, có tính toán đầy đủ. Lịch sử An Nam quan trọng thế nào đối với một ông vua nhà Minh mà phải triệt hạ bí mật như vậy? Điều này sẽ trở nên rõ ràng khi nhận ra lịch sử vùng đất Giao Chỉ – Đại Việt là lịch sử vùng đất tổ của Trung Hoa. Trong khi Chu Đệ, đứa con hoang người phương Bắc, muốn đánh lẫn trắng đen, nhập nhèm Hoa Hán, chiếm đất chưa đủ, mà muốn sang đoạt luôn cả lịch sử, tổ tiên của người Hoa Việt.

Năm 1407 giặc Minh chiếm được Đại Ngu, sát nhập thành quận Giao Chỉ. Tứ đại khí An Nam là 4 bảo vật đồ đồng gồm Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền và Vạc Phổ Minh đã bị đập nát, nấu chảy. Hành động này so với việc Mã Viện thời Đông Hán gom hết trống đồng của người Việt về đúc thành ngựa thì về bản chất là như nhau. Không phải quân Minh thiếu đồng để làm vũ khí khi đánh nhau với quân khởi nghĩa của Lê Lợi. Đây là hành động có chủ ý trước nhằm triệt tiêu những chứng tích văn hóa, lịch sử Việt. Chắc chắn trên tứ đại khí An Nam đều có minh văn, mà theo như mật lệnh của Minh Thành Tổ thì “một mảnh chữ chớ để còn”… Có lẽ 4 bảo vật trên đã bị phá trong thời gian ngắn ngay sau khi quân Minh chiếm được Giao Chỉ, chứ không phải đợi đến lúc Lê Lợi tấn công ra Bắc mười năm sau đó.

Năm 1427 khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã giải phóng Giao Chỉ khỏi ách thống trị của giặc Minh. Từ đống tro tàn đổ nát mà quân Minh để lại, sẽ không là lạ khi các sử thần thời Lê vô cùng lúng túng khi tiến hành biên sử nước nhà. Nguồn tư liệu thư tịch gốc trên đất Việt là các văn thư, bia đá đã bị giặc Minh thủ tiêu. Nguồn tư liệu ở “nước ngoài” lúc này là Vĩnh Lạc đại điển, là thứ đồ đã bị cố ý cạo sửa. Lịch sử mấy ngàn năm của người Việt dựa vào gì để viết đây?

Không có nguồn thư tịch tin cậy để khảo cứu các sử thần nhà Lê biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư chắc chắn đã phải dựa vào các truyền thuyết lưu truyền trong dân gian Việt để chép sử. Bằng chứng là rất nhiều thời kỳ của sử Việt được chép nhưng không hề thấy có lưu trong các thư tịch cổ của Trung Hoa. Đó là chuyện của cả thời Tiền Lý từ Lý Bôn, Lý Phật Tử tới Triệu Quang Phục. Đó là thời kỳ 12 sứ quân ở đất Tĩnh Hải mà không hề được các sử sách đương thời của Trung Hoa nhắc tới…

Những chuyện có được Hoa sử ghi chép lại thì cũng không hoàn toàn giống như những gì truyền thuyết Việt kể. Sự vênh lệch này cứ vậy mà tồn tại mãi tới nay, vì các sử gia Việt đời sau dựa vào đời trước mà chép, sự biện luận, chỉnh lý không có được bao nhiêu. Những mâu thuẫn trong sử Việt ngày càng khó giải thích khi dòng thời gian trôi qua, lịch sử càng xa hơn, lâu hơn để có thể minh chứng, tìm lại đúng cơn nguyên ban đầu… Lối mòn trong chép sử hình thành, rồi đã trở thành “đại lộ” chính sử, làm cho không ai nghi ngờ gì về tính chân xác của bộ sử đã viết nên sau đống đổ nát mà giặc Minh để lại. Nhưng thời gian cũng là “thước ngọc”, sự thực sớm muộn cũng phải lộ ra, cho dù Minh Thành Tổ rồi Càn Long có cố ý chế biến lịch sử Trung Hoa tới mức nào…

Theo Nghiên cứu Lịch sử


 

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết website
Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm87
  • Hôm nay32,329
  • Tháng hiện tại889,218
  • Tổng lượt truy cập50,252,436
Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây