Theo tục xưa, người dân Đàng Trong kỵ húy các chúa Nguyễn, do đó một số từ ngữ bị biến âm. Không chỉ biến đổi về âm mà còn áp dụng cả trong cách gọi tên các dòng họ.
Gia phả học là một ngành của khoa học lịch sử. Sử sách ghi lại những sự kiện của đất nước, Gia phả ghi lại những sự kiện của gia đình và dòng họ. Đối tượng của gia phả học là gia đình và dòng họ.
Ấn chương, một vật ít được quan tâm nghiên cứu lại hàm chứa nội dung lý thú khi tìm hiểu lịch sử và nền hành chính Đại Việt. Qua ấn triện lạ vừa phát hiện ở Nghệ An đã phần nào giải ảo về Ngọc Tỷ , ấn chương của vua chúa Việt Nam.
Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán...
Tại gian tiền tế Đền Thượng di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) có treo bức hoành phi và đôi câu đối với nội dung liên quan đến An Dương Vương và Ngô Vương Quyền. HNVN xin giới thiệu kết quả nghiên cứu của Họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, nhà nghiên cứu lịch sử cổ vật nghệ thuật về thời gian, xuất xứ và ý nghĩa của bộ hoành phi, câu đối này.
Đây là một câu đối hay nhưng rất khó dịch. Tác giả dùng một số từ ngữ có xuất xứ từ các tích cổ, nghĩa bóng rộng nên để hiểu và dịch cho đúng, cho sát nghĩa đã khó, dịch cho hay lại càng không dễ gì.
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tông hay Kiến Phúc...? Cho đến nay, tất cả vẫn là những nghi án cung đình chưa có lời giải chính xác...
Bắt đầu từ năm 1825 trở đi thực dân Pháp tăng cường xâm nhập vào Việt Nam dưới mọi hình thức trong đó có hình thức truyền đạo. Hoạt động truyền đạo của các giáo sĩ Pháp đã làm cho mối quan hệ giữa vua Minh Mạng và Pháp ngày càng trở nên căng thẳng…
Triết lý hồi tỵ khởi nguồn từ sự nghiệp cải cách nền hành chính quốc gia toàn diện và sâu sắc của vua Lê Thánh Tông – một vị vua anh minh trị vì đất nước suốt 38 năm.
Bước đầu dấy nghiệp của nhà Tây Sơn gắn liền với nhiều câu chuyện phong thủy rất sống động về địa thế của vùng đất có núi non trùng điệp ở hai bờ sông Côn và luôn tồn tại song song với câu sấm truyền lịch sử vào thuở ấy: “Tây khởi nghĩa – Bắc thu công”…
Đã có nhiều bài phóng sự, nghiên cứu, sách, phim truyền hình của các tác giả Việt Nam và nước ngoài lột tả ông với vai trò của một “cố vấn chính trị”, nhưng không mấy người biết rằng Ngô Đình Nhu là một trong số rất ít người Việt Nam tốt nghiệp tại một trường danh tiếng của Pháp chuyên đào tạo các Lưu trữ viên – Cổ tự
Trong lịch sử Việt Nam có một cuộc kháng chiến chống quân xâm lược rất đặc biệt. Nó bắt đầu trước cả khi quân giặc chạm bàn chân vào lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến này được bắt đầu bằng câu nói: "Ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân đi trước để chặn thế mạnh của giặc".
Tác giả viết bài “Những bà vợ của vua Quang Trung” dựa theo các tài liệu, sử sách đã tìm đọc, nghiên cứu trong nhiều thập niên, cả quốc nội lẫn hải ngoại. Theo đó, vua Quang Trung có bảy bà vợ(*).
Tên gọi các cửa ô là căn cứ vào tên các thôn xã có cửa ô đặt vào. Mặt khác ở mỗi cửa ô lại có đặc trưng riêng, nên có các tên gọi dân gian khác cùng gọi, chẳng hạn như cửa ô Thịnh Quang còn là ô Cầu Dừa.
Nguyễn Trãi, Đặng Dung và Phan Liêu, giống như tuổi trẻ chúng ta ngày hôm nay, đều có tâm sự riêng trước hoàn cảnh bế tắc của dân tộc. Cả ba đều sinh ra và lớn lên cùng thời kỳ. Nguyễn Trãi và Đặng Dung đi tìm con đường cứu nước. Nguyễn Trãi đã thành công và Đặng Dung đã phải tuẫn tiết. Riêng Phan Liêu đã đầu hàng giặc để làm quan.
Nhà thơ Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê gốc ở Trảo Nha - Thạch Hà (nay là thị trấn Can Lộc), Hà Tĩnh. Thân sinh ông là Ngô Xuân Thọ, vào Bình Định dạy học, lấy thêm một người vợ nữa ở Gò Bồi nay thuộc xã Phước Hòa huyện Tuy Phước rồi sinh ra nhà thơ tại đó. Ngô Xuân Diệu thuộc đời thứ 40 Họ Ngô Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Xuân Anh về người vợ 6 tháng trong đời ông.
Cờ ngũ sắc còn được gọi là cờ thần, cờ truyền thống hay cờ lễ hội, được thiết kế dựa theo thuyết Âm dương – Ngũ hành, với hình vuông có 5 màu tượng trưng cho 5 hành khí: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.